Như các bạn đã biết, tụi mình đã có một bài viết giải thích rõ khái niệm AHA/ BHA trong dưỡng da TẠI ĐÂY, BHA (viết tắt của Beta Hydroxy Acid) là một loại acid gốc dầu, tan trong dầu nên có khả năng đi sâu vào tận gốc chân lông, đánh tan các bã dầu thừa, phá hủy chất bẩn kết dính trong gốc chân lông.
Ảnh: Internet
Với một người có làn da hỗn hợp như tôi, việc tiết dầu là thường xuyên trong điều kiện thời tiết nóng ẩm VN, đồng thời khói bụi ô nhiễm khiến tôi luôn mang một nỗi ám ảnh về một làn da không – đủ - sạch, không gì cần hơn là một sản phẩm trung hòa hết dầu thừa và kiểm soát nhờn hiệu quả cho da. BHA làm được điều đó.
Đồng thời, với đặc tính acid, BHA có khả năng thanh tẩy da chết, làm mềm hóa bề mặt da bị sừng hóa (da chết đẩy lên theo chu kỳ). Chính nhờ khả năng thanh tẩy này mà người dùng BHA một thời gian thường cảm thấy da mềm nhẵn và đều màu hơn thấy rõ. Chưa kể lượng dầu trên da được cân bằng, chất nhờn bẩn không ứ đọng nên mụn cũng không có cơ hội phát sinh (trừ mụn nội tiết)
Nói thế, hẳn các bạn đã thấy được sự lợi hại của BHA và lý do tại sao tôi, một cô nàng có làn da hỗn hợp dầu, dễ lên mụn lại yêu các sản phẩm chứa BHA đến vậy.
HIỆU QUẢ THẤY RÕ KHI DÙNG BHA
Bạn hoàn toàn có thể làm mới làn da thông qua BHA (Ảnh: Internet)
Cứ mỗi khi thấy da dẻ có dấu hiệu xuống cấp, tôi lập tức tìm đến BHA đặc trị và lần nào cũng được BHA vỗ yên bề mặt da cấp kỳ.
- Da nhẵn mịn, trơn láng hơn
- Lỗ chân lông hầu như không thấy
- Da sáng hơn
- Giảm viêm sưng mụn, hoặc nếu có đốm mụn đang ngoi lên cũng sẽ chuyển sang lặn dần, sẵn sàng cho việc trị mụn sau đó được dễ dàng.
Với từng đó hiệu quả thần kỳ của BHA, nghiễm nhiên tôi xem BHA là cứu cánh cho làn da ẩm ương của mình.
BHA, BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
Tuy nhiên không nên lạm dụng BHA, các tài liệu hóa dược khuyên dùng BHA ở nồng độ
- 1% nếu bạn mới bắt đầu làm quen các sản phẩm chứa BHA, hoặc da nhạy cảm, dễ kích ứng.
- 2% là nồng độ phổ biến nhất, hiệu quả nhất và vẫn trong ngưỡng an toàn với phần lớn làn da.
- 4% cho các sản phẩm tẩy tế bào chết hàng tuần, các sản phẩm này được khuyến khích không nên lạm dụng.
Tuy nhiên, dù là dùng BHA ở nồng độ bao nhiêu phần trăm thì điều tối kỵ là tiếp xúc với nắng trời. Giống như AHA hay vitamin C, BHA cũng hấp thụ ánh nắng cực cao. Khi dùng các sản phẩm chứa các loại Hidroxy Acid này, bạn nên dùng nhiều kem chống nắng, tránh nắng tuyệt đối nếu không muốn làn da mình trở nên mỏng, khô, sạm màu và lão hóa nhanh chóng.
CÁC SẢN PHẨM CHỨA BHA
Như tụi mình đã đề cập ở bài viết chi tiết về AHA/ BHA, các bạn có thể tham khảo list sản phẩm các món đặc trị chứa BHA ở các thể dạng Liquid, Gel, Lotion… Tùy vào cấu trúc da, độ dày mỏng, độ xuống cấp của da mà chúng ta sẽ chọn được cho mình các sản phẩm chứa độ BHA phù hợp.
Mình không cổ súy các bạn dùng trọn bộ SRM, Toner, Liquid/gel/lotion… chứa BHA vì như đã nói, BHA là một dạng acid thanh tẩy, và dù chỉ dừng ở mức 2% ta cũng không nên lạm dụng. Thường mình sẽ chỉ dùng một đến hai món chứa BHA trong quy trình, có thể sẽ là Toner chứa BHA, sau đó dùng kem dưỡng thông thường, hoặc kết hợp Gel dưỡng BHA với một loại mask ngủ cân bằng khác sau đó.
ACID SALICYLIC – 1 LOẠI BHA PHỔ BIẾN, DỄ TÌM
Khác với AHA có nhiều loại Acid (Glycolic, Lactic..), thì BHA thường thấy phổ biến nhất là Acid Salicylic. Tôi hợp với Acid Salicylic đến mức, hầu như các sản phẩm nào chứa AS tôi sẽ ưu tiên dùng, và với các sản phẩm này da tôi thường cải thiện tích cực.
Đặc biệt một loại mặt nạ chứa hàm lượng Acid Salicylic cao mà mọi người thường dùng như một cách cải thiện da dẻ cấp tốc, đẩy lùi mụn ẩn, mụn viêm và làm trơn mịn bề mặt da tức thì là mặt nạ Aspirin. Aspirin là 1 loại thuốc giảm đau chứa thành phần chính là Acid Salicylic. Nếu search Google từ khóa “aspirin mask”, bạn hẳn sẽ tìm được hằng hà sa số các hình ảnh before và after rất khả quan của cộng đồng làm đẹp thế giới sau một thời gian dùng loại mặt nạ này.
Aspirin mask: Before & After (Nguồn: tumblewee)
Thật vậy, sau khi dùng qua rất nhiều loại mask trên thị trường hiện nay, sẽ không có loại mặt nạ nào mang lại cho tôi cảm giác về một làn da mượt mà đến vậy sau khi dùng, ngoài Aspirin Mask.
* Lưu ý, khi dùng Aspirin Mask, tôi phải dưỡng nhiều hơn vì Acid Salicylic có xu hướng làm da khô đi
Tất nhiên, Aspirin là một loại thuốc giảm đau có thành phần là chính là Acid Salicylic, thế nên bạn sẽ có nhiều cách mix Aspirin cùng các loại hỗn hợp khác nhau, cho ra các loại mask khác nhau với thành phần và công dụng khá đa dạng. Ở bài tiếp theo, tôi sẽ nói rõ hơn về cách pha trộn các loại mặt nạ Aspirin tùy vào tình trạng da của mình.
QQ,