Kiến Thức Cơ Bản Trang Điểm

Bột Talc - Liệu Có Nên Sử Dụng?

Bột Talc - Liệu Có Nên Sử Dụng?

Tòa án đã đề nghị Johnson&Johnson nộp phạt lên đến 72 triệu USD (Ảnh: Internet)

 
Trong những ngày gần đây, vụ kiện của gia đình bà Jacqueline Salter Fox, cáo buộc sản phẩm phấn rôm-Talcum Powder của hãng Johnson&Johnson gây ra ung thư buồng trứng dẫn đến tử vong. Tòa án đưa ra mức phạt lên đến 72 triệu USD cho Johnson&Johnson. Vụ kiện này đã gây xôn xao khắp thế giới. Người ta bắt đầu đặt lại câu hỏi: Liệu các sản phẩm chứa Talc có thật sự an toàn như các hãng vẫn nói?


Talc là gì?

 

Talc, chính là Talcum, hay còn được gọi là Hoạt thạch. Đây là dạng khoáng sản được tạo nên từ magnesium, silicon và oxygen. Ở nguyên trạng thì Talc có thể rắn, sau đó được khai thác và điều chế để trở thành dạng bột. Ở dạng bột, Talc có khả năng hút ẩm rất tốt. Do đó khi sử dụng trên da, Talc có tác dụng rất tuyệt vời trong việc giữ cho da luôn khô thoáng, hạn chế tình trạng phát ban.


 Bột Talc - Liệu Có Nên Sử Dụng?         

    Talc là một dạng khoáng sản thể rắn (Ảnh: Internet)

 

Vì sao Talc lại bị nghi ngờ gây ra ung thư?

 

Talc không những bị nghi ngờ, mà thật sự Talc có khả năng gây ra bệnh ung thư.

Ở thể rắn nguyên trạng, Talc có chứa Abestos - tiếng Việt chúng ta gọi là A-mi-ăng. Abestos (hay A-mi-ăng) là một chất có khả năng chịu nhiệt cao, chống cháy. Do đó chất này được sử dụng trong các sản phẩm như "áo cứu hỏa" hay làm lót phanh, do tính năng độc đáo của nó.

Abestos là một vật chất dạng bó sợi. Tuy có khả năng chịu nhiệt và chống lửa, nhưng Abestos khá nguy hiểm với cơ thể con người. Khi bạn hít phải Abestos, chất này sẽ vào bên trong và bao quanh phổi của bạn, khiến cho phổi bị xước.­ Từ đó khả năng viêm nhiễm tăng lên kéo theo nguy cơ ung thư cao hơn.

Thế nhưng từ những năm 1970s,  khi phát hiện ra nguy cơ ung thư từ Abestos. Các nhà sản xuất mỹ phẩm chứa Talc đã ngưng sử dụng vì có khả năng người tiêu dùng sẽ hít phải Abestos vào phổi. Thay vào đó, họ đã tìm cách khử Abestos trong Talc. Cuối cùng chúng ta có sản phẩm Bột Talc khử Abestos. Đây chính là dạng Talc mà các hãng hiện nay đang sử dụng cho sản phẩm phấn rôm cùa mình, trong đó có Johnson&Johnson.

 

 Bột Talc - Liệu Có Nên Sử Dụng?
Hình ảnh cận cảnh Abestos quét qua kính hiển vi (Ảnh: Internet)

 

Liệu có an toàn khi sử dụng các sản phẩm Talc đã khử Abestos?


Hiện nay chúng ta chỉ biết Abestos có khả năng gây ung thư. Còn vấn đề Talc khử Abestos có thể gây ung thư hay không vẫn cón là một điều tranh cãi. Có một số nhóm nghiên cứu ở các trường đại học trên thế giới đã tiến hành các thử nghiệm và đưa ra kết luận Talc khử Abestos hầu như vô hại đối với những người hít phải, hầu như không gây ung thư phổi.

Tuy nhiên, mối quan tâm của các nhóm nghiên cứu, chính là giả thuyết dù cho đã khử Abestos, các hạt Talc hoàn toàn có thể “du lịch” vào buồng trứng thông qua vùng kín của phụ nữ. Khi vào bên trong cơ thể, các hạt Talc có khả năng làm xước, từ đó dẫn đến viêm nhiễm và tăng nguy cơ ung thư.

Các chuyên gia tin rằng giả thuyết này là hoàn toàn có cơ sở và có khả năng xảy ra. Tiến sĩ Daniel Cramer, một nhà dịch tễ học tại Đại học Harvard, đã đưa ra một số nghiên cứu của ông. Ông cũng đưa ra kết luận Talc có thể tăng nguy cơ ung thư buồng trứng lên đến 30%.

 

 

 Bột Talc - Liệu Có Nên Sử Dụng?
Chưa có bằng chứng khoa học cụ thể về việc Talc gây ra ung thư buồng trứng (Ảnh: Internet)

 

Vậy thì chúng ta có nên sử dụng các sản phẩm chứa Talc hay không?

 

Quay trở lại với vụ kiện của Johnson&Johnson, bà Jacqueline Salter Fox đã thường xuyên sử dụng sản phẩm chứa Talc trong suốt 35 năm. Như vậy có thể thấy việc tiếp xúc Talc lâu dài và thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cao hơn. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải xét đến các yếu tố khác như di truyền, môi trường sống, thói quen ăn uống sinh hoạt…

Theo cảm tính một chút, thì tác giả của bài viết này sẽ trả lời với bạn rằng chúng ta không nên sử dụng các sản phẩm có chứa Talc nữa. Đơn giản bởi vì mình khá sợ hai chữ “ung thư”. Chưa kể đến việc mình không hoàn toàn tin rằng chúng ta có thể loại bỏ tất cả Abestos trong Talc. Một điều nữa chính là khu vực vùng kín của chúng ta lại không hề kín một xíu nào. Đó là khu vực khá đỏng đảnh và dễ viêm nhiễm. Nhưng nếu như vậy thì có những sản phẩm nào có thể thay thế Talc?

 

 Bột Talc - Liệu Có Nên Sử Dụng?
Sử dụng các sản phẩm Talc-free để bảo đảm hơn cho sức khỏe của chúng ta (Ảnh: Internet)


Các bạn hãy lựa chọn các sản phẩm có chữ Talc-free. Thông thường để thay thế Talc, người ta sẽ sử dụng một số loại bột mịn khác như bột ngô, bột khoáng, bột đất sét... Tuy giá thành của sản phẩm có cao hơn một chút, nhưng vẫn ở mức giá chấp nhận được và vẫn thuộc hàng drugstore. Mình nghĩ rằng việc thêm một chút tiền để mua về sự an toàn có lẽ hoàn toàn thỏa đáng đúng không nào.

Tuy chưa có bất kì bằng chứng khoa học nào rõ ràng về việc Talc gây ung thư buồng trứng. Nhưng việc hãng Johnson&Johnson bị tòa án bắt nộp phạt lên đến hàng chục triệu đô cũng dấy lên trong cộng đồng làm đẹp nhiều suy nghĩ và lựa chọn hơn. Sức khỏe của chúng ta nên được đặt lên hàng đầu. Đâu ai biết ngày mai mình có phải là người kém may mắn tiếp theo. Bạn nghĩ sao về các sản phẩm chứa Talc hiện nay, hãy chia sẻ cùng Hilamdep những ý kiến của bạn nhé.

Indigo

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận