Có lẽ mỗi bạn gái khi bắt đầu làm quen với make up đều đã từng trải nghiệm qua những hãng cọ phổ thông như Ecotools (bán ở siêu thị), rồi dần nâng cấp lên ELF, Costal Scent, Sigma, Real Technique hay BH cosmetics, những tên tuổi đa phần đến từ Mỹ. Những hãng này bạn có thể tìm được ở những shop bán hàng xách tay với mức giá tầm 500.000 cho một set cơ bản, hay một cây cọ lẻ trị giá 200.000 chuyên để đánh kem nền.
Set cọ mini của Ecotools (Nguồn: internet)
Mình vẫn ưu ái dùng 1 cây cọ Ecotools để đánh tan lớp highlight kem mặc dù bên cạnh là những chiếc cọ mắc tiền khác có cùng chức năng, lông cọ làm bằng nguyên liệu xanh, bó lông cọ vừa đủ chặt và kích cỡ vừa vặn với sống mũi của mình.
Xét về trải nghiệm, dù tầm giá trung bình nhưng mỗi hãng đều có những thế mạnh riêng, những sản phẩm chủ đạo và nhiều giá trị thương hiệu bổ trợ khác, hoàn toàn đáp ứng đủ cho nhu cầu của cá nhân.
- Real technique có những bộ đơn giản cực kì thích hợp với makeup starter.
- Sigma điệu đà khéo léo thiết kế vỏ hộp tròn và cọ có màu sắc được biến tấu theo từng bộ sưu tập để đáp ứng sự đa dạng tính cách của các cô gái.
- Ecotools mang tiêu chí eco - friendly luôn thân thiện với môi trường.
- BH cosmetic thiết kế sang trọng và nhiều màu sắc rất sinh động.
Bộ sưu tập điệu đà của Sigma (Nguồn: internet)
Bh cosmetics (Nguồn internet)
Còn khi bạn bắt đầu đam mê hơn và có yêu cầu cao hơn về các dòng cọ sử dụng lông thật - cây cọ phải có thiết kế chuẩn mực - đem lại hiệu ứng trang điểm chuẩn xác và khả năng bám phấn tốt trên từng milimet lông cọ, thì những cây cọ huyền thoại sẽ là những nhân vật mở đầu cho sự khám phá:
- MAC 190 đầu bẹt (cọ đánh kem nền, lót);
- MAC stipling 187 (cọ được mệnh danh là cây cọ đa năng, được bó xoè như bông hoa đang nở, đuôi lông cọ đen còn phần đầu tiếp xúc trắng xinh xắn) .
Mức độ phủ sóng của MAC luôn chiếm ưu thế trong lĩnh vực trang điểm, ngoài son, phấn má, nền phủ thì cọ cũng không ngoại lệ.
Đa phần cọ của các hãng nổi tiếng đều có giá >500.000 cho đến hơn 1.000.000 cho một cây cọ lẻ, và yêu cầu càng cao về chất lượng: xếp từ lông nhân tạo (synthentic fiber) tới lông thật (authentic), cán thường cho tới cán mạ vàng, gỗ quý thì giá thành càng tăng.
Mac 187 (Nguồn: Internet)
Nếu bạn tò mò muốn tìm hiểu những loại cọ nào đang được ưa chuộng nhiều nhất, mình gợi ý các bạn hãy vào các quầy bán hàng của MAC, Bobbi Brown ( đặc biệt có chiếc cọ lùn Kabuki siêu xinh yêu), Shu Uemura hay Makeup forever. Hiện tại 4 hãng này đã có mặt ở Việt nam nên dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn.
Những chiếc cọ cán trắng xinh xắn của Bobbi Brown. Nguồn: Internet
Ngoài ra còn có Nars Kabuki, dòng cọ với những đường nét cổ điển đậm chất Nhật Bản, đã từng tạo cơn sốt khắp nơi khi ra mắt. Đặc biệt là Nars Yachiyo Brush #27 lạ mắt nhưng lại gần gũi vì thiết kế cán cọ được quấn vòng khít nhau bằng một loại cây leo dẻo dai hết cả thân cọ, lông cọ đen được bó tròn và cũng được vát tròn đầu, chặt tay để đa-zi-năng với bất cứ loại phấn bột nào (phấn phủ, phấn má hồng hay highlight)
Nars (Nguồn: Internet)
Vậy còn những hãng nào sản xuất cọ cực kì chuyên nghiệp? Hiểu biết của mình tuy còn hạn hẹp nhưng sẽ giới thiệu bạn về cái tên Hakuhodo. Một xưởng truyền thống lâu đời ở Nhật bản, chuyên làm cọ gia công cho những hãng thương mại, và góp phần đưa những cây cọ trang điểm lên tới đỉnh cao của nghệ thuật. Mỗi lần vào trang web Hakuhodo, dù không được thiết kế chuyên nghiệp kiểu phong cách cao ngạo không cần bán lẻ nhưng mình đã đủ bị dán mắt vào những dòng cọ đặc biệt như:
- Dòng Kokutan với cán cọ thiết kế hữu dụng bằng gỗ Ebony.
- Dòng Japanese Traditional lâu đời nhất mà phần cán cọ quấn thủ công bằng dây gỗ như Nars Yachiyo, dòng này có:
- Mizubake đánh nền siêu đẹp mà Hilamdep.com đã từng ca tụng và tranh nhau tậu đó.
- Cao cấp nhất là S100 dòng Misako có phần cán kim loại được mạ vàng và mình còn nghe thiên hạ đồn Hakuhodo Flagship store ở Nhật bản trưng bày các em dòng S100 này đẹp đến mê mẩn.
Nhưng dù giá trị cao như vậy nhưng lúc xem xét mua hàng bạn cũng nên xem kĩ mô tả cọ nhé, Hakuhodo vẫn kết hợp hoặc cho ra đời những dòng cọ dùng lông sợi tổng hợp chứ không phải dòng nào cũng đều là lông tự nhiên.
Cọ Hakuhodo huyền thoại. (Nguồn Internet)
Một dòng cọ cao cấp giá cao ngất ngưởng làm mê mệt các makeup artist và tuýp phụ nữ sành điệu là Tom Ford. Có phải chăng định hình thương hiệu của TF luôn là những thứ độc đáo, giá trị cao và không thể đánh bại không?
Tomford Cheek Brush (Nguồn: internet)
Cọ má TF là sản phẩm có tần suất xuất hiện dày đặc trên những blog làm đẹp cá tính và trong những tấm hình đắt giá. Cọ má Cheek Brush của Tomford mắc gấp đôi, gấp ba những hãng mỹ phẩm thương mại khác. Lông cọ tự nhiên mềm mại, cán mạ vàng và đầu lông cọ thiết kế bo tròn sắc nét, lại có thể làm mê mẩn nhiều tâm hồn đến vậy, nhiều lúc chính mình cũng cảm thấy khó hiểu lắm nhưng đẹp lắm mà, nên khó cưỡng. Sau này nếu có điều kiện, mình cũng rất - rất muốn thử một lần chạm tay bạn này, dù nghĩ tới $78 vẫn hơi run tay :)
Zoeva rose golden sets (Nguồn: Internet)
Còn một hãng cọ nữa mình muốn giới thiệu lắm lắm, chỉ kể sơ là tầm giá bình dân, thiết kế chuyên nghiệp, lông cọ nhân tạo nhưng chất lượng khá vượt trội, mà mình được suggest từ một chị makeup artist rất nổi tiếng. Một thương hiệu mới nhưng khá được ưa chuộng từ Đức, Zoeva. Tháng trước mình có order 1 bộ cọ mắt cán vàng hồng được đựng trong một cái ví da xinh xắn cực kì đáng yêu. Bỏ ra khoảng tầm 2 triệu cho một bộ gồm đầy đủ cọ mắt/ môi và cọ concealer, là một khoản đầu tư kinh tế và hiệu quả. Lông cọ mềm, bó chặt và độ pick phấn mắt tốt, phấn bám lâu không bị nhoè dù da mình bị dầu.
Tình yêu mới Zoeva tuy không thể nào đánh bại vị trí của Tom Ford hay Hakuhodo, nhưng là một sự lựa chọn an toàn và hoàn hảo, và mình cực kì cực kì muốn chia sẻ với các bạn.
Tara,