Kiến Thức Cơ Bản Nhật Ký Làm Đẹp

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

Các bệnh da liễu đều mang lại cho chúng ta một nỗi khổ không thể nói thành lời. Bị mắc các bệnh viêm da cơ địa khiến chúng ta khó chịu, ngừa ngáy và rất mất thẩm mỹ. Trong đó, chàm môi là một bệnh lý rất dễ mắc phải, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến bạn tự ti khi ra ngoài và ngại giao tiếp với mọi người. 

 

Chàm môi là gì?

 

Chàm môi là hiện tượng da bị viêm nhiễm và chàm xuất hiện trên môi và xung quanh miệng. Rất nhiều người bị bệnh chàm môi, bệnh gây đau, ngứa và khó chịu cùng da môi, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và rất mất tự tin khi giao tiếp. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

(Nguồn: farmacoecura.it)

 

Bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn chàm môi và khô môi, nứt nẻ thông thường. Chàm môi sẽ trải qua 2 giai đoạn phát triển bệnh: 

  • Ban đầu, môi sẽ khô và da môi bong tróc thành từng mảng lớn khiến môi rất đau và xót, nhất là khi ăn uống hay nói chuyện; viền môi ngứa khó chịu và sậm màu lại. Những triệu chứng này khá giống với khô môi thông thường nên bạn sẽ khá chủ quan và chỉ bôi son dưỡng môi để chống khô. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

(Nguồn: medicinaonline.co)

 

  • Khi bệnh nặng hơn, xung quanh môi, mép sẽ xuất hiện những vết lở, những mụn nước bên trong chứa dịch mọc theo từng đám xung quanh miệng, môi càng lúc càng khô và bong tróc; thậm chí bạn sẽ cảm thấy môi sưng lên hoặc như bị bao bởi một lớp màng và bạn không thể cười nói tự nhiên được. Các vết lở và mụn lâu dần sẽ vỡ ra khiến bạn đau và ngứa hơn nữa. Lúc này các biện pháp dưỡng môi thông thường sẽ không có tác dụng.  

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

(Nguồn: salutetiu.com)

 

Sau một thời gian điều trị thì các triệu chứng sẽ dần biến mất là môi bạn sẽ trở về trạng thái bình thường, nhưng môi sẽ thâm sạm cũng như nhạy cảm hơn. Có một sự thật rất đáng buồn, là những bệnh viêm da cơ địa như chàm môi khi đã bị thì rất dễ tái phát và rất khó để có thể trị dứt điểm. Chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa tái phát nhiều hơn hoặc giúp vết chàm mau lành hơn thôi. 

 

Nguyên nhân gây ra chàm môi

 

Chàm môi có thể sẽ xuất hiện do 2 tác động từ bên ngoài và bên trong. Trong đó, các yếu tố bên ngoài có thể gây ra bệnh chàm môi gồm các chất độc hại có trong các loại hóa mỹ phẩm hay việc xăm môi, các chất phụ gia trong thực phẩm, kem đánh răng, các loại hóa chất chúng ta hay tiếp xúc qua đường bôi hay ăn uống và thậm chí là cả nước bọt. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

(Nguồn: passionemamma.it)

 

Nguyên nhân dẫn đến chàm môi từ bên trong có thể là do di truyền từ gia đình nếu trong nhà có người mắc các bệnh chàm, viêm da, dị ứng hay hen suyễn. Các tổn thương trên da khiến hóa chất dễ dàng thâm nhập và gây bệnh chàm. Hoặc do người bệnh thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, nhạy cảm với thời tiết cũng rất dễ bị chàm môi. Và cuối cùng, là do những thay đổi liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

(Nguồn: powerofpositivity.com)

 

Cách điều trị chàm môi 

 

Đặc trị

Trong khoảng thời gian tình trạng môi đang rất tệ thì các loại dưỡng thông thường không thể giúp bạn. Vậy nên hãy sử dụng các loại thuốc bôi ngoài để làm dịu và điều trị các vết lở, mụn nước, vết xước hay bong tróc. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

Kem hydrocortisone 1% giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm môi hiệu quả

(Nguồn: home-pharmacy.co.uk)

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

Dibetalic là sản phẩm nội địa giá rẻ nhưng hiệu quả điều trị viêm da rất cao

(Nguồn: traphaco.com.vn)

 

Dùng kháng sinh

Trong lúc bị chàm môi da rất ngứa và đau, nhưng bạn không nên gãi sẽ khiến bệnh nặng và lây lan hơn. Nếu quá ngứa hay các vết lở trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để giảm đau và tránh nhiễm trùng da. 

Dưỡng ẩm

Sau khi các triệu chứng chàm môi đã đỡ thì bạn nên thêm một số loại dưỡng ẩm để giúp da mềm trở lại, ít thâm hơn. Trước khi dưỡng ẩm bạn nhớ làm sạch môi cẩn thân với nước hoặc nước muối sinh lý. Chỉ nên chọn các loại dưỡng môi đơn giản, tránh dùng những loại có chứa chất tạo màu, tạo mùi hay quá nhiều thành phần hóa học không cần thiết. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

Sản phẩm chứa 100% lanolin tinh khiết giúp làm mềm và chống ngứa môi

(Nguồn: sofiasstunder.blogspot.com)

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

Sản phẩm dưỡng môi chứa Vitamin B5 của LRP giúp dưỡng môi nhẹ nhàng, phục hồi da môi bị tổn thương

(Nguồn: watermelonclouds.tk)

 

Ngoài ra, một số mẹo dân gian có hướng dẫn trị chàm môi bằng nước trà xanh hay nước lá ổi cũng khá hiệu quả và nhẹ nhàng, bạn có thể thử nếu ngại các loại thuốc hay hóa chất. Thay vì dùng son dưỡng hay kem dưỡng môi, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng dầu dừa hoặc mật ong nguyên chất cũng mang lại hiểu quả dưỡng tương tự lại an toàn hơn cho làn môi nhạy cảm. 

 

Cách hạn chế bệnh tái phát

 

Để chàm môi không bị tái phát thường xuyên, hãy chú trọng giữ môi luôn sạch và dưỡng ẩm nhẹ nhàng bằng các sản phẩm lành tính, an toàn. 

Hạn chế tối đa sử dụng các loại son môi chứa nhiều chất độc hạn. Tránh để môi tiếp xúc với các loại hóa chất, hóa mỹ phẩm khác nhau. Cũng tránh dùng các sản phẩm dưỡng môi quá nặng hay chứa nhiều hương liệu nhân tạo. 

Uống đủ nước để giữ cho môi không bị khô và tuyệt đối không liếm môi, không cắn da môi làm môi trầy xước. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

(Nguồn: independent.co.uk)

 

Bổ sung thêm các Vitamin nhóm B và C, ăn nhiều thực phẩm có màu xanh và đỏ để tăng sức đề kháng và tránh dị ứng da. Đặc biệt, một số loại thực phẩm chức năng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh viêm da cơ địa như: fish oil, borage oil, flax oil,… 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

Chọn các sản phẩm chứa omega 3,6,9 giúp trị chàm hiệu quả 

(Nguồn: Hilamdep.com)

 

Khi môi có dấu hiệu khô căng, không ăn các đồ cay nóng, dầu mỡ và hạn chế nói cười to sẽ khiến môi bị nứt, sưng tấy. Bôi ngay thuốc để phòng chống chàm bùng phát. 

 

Chàm Môi – Nỗi Khổ Không Biết Tỏ Cùng Ai

(Nguồn: abcallenamento.it)

 

Vệ sinh răng miệng cũng như phần da xung quanh môi sạch sẽ. 

Chàm môi là bệnh lý về da rất dễ mắc phải, tái phát liên tục và khó trị dứt. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày cũng như về mặt thẩm mĩ. Đối với con gái tụi mình sẽ càng khốn khổ hơn khi bạn không thể thoải mái dùng son môi hàng ngày. Hi vọng với những chia sẻ của Hilamdep, sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị mắc bệnh cũng như điều trị hiệu quả bệnh chàm môi nhé. 

-----------------------

 

Mây Mây, 

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận