Kiến Thức Cơ Bản Nhật Ký Làm Đẹp

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian

Mặt nạ giấy (sheet mask) giờ đây đã trở thành một bước quen thuộc trong chu trình dưỡng da hằng ngày của rất nhiều người. Xuất phát từ xứ sở Kim Chi, em ý đang ngày một phổ biến không chỉ ở châu Á mà còn lan rộng sang các nước Âu – Mỹ. Rất nhiều hãng từ tầm trung đến cao cấp đã bắt tay vào sản xuất mặt nạ giấy của riêng mình. Trong nhiều năm qua, mặt nạ giấy có vô vàn hình dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau và ngày càng được cải tiến hơn. Hãy cùng khám phá xem chất liệu của mặt nạ giấy đã thay đổi như thế nào qua thời gian nhé! 
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Chất liệu mặt nạ giấy được cải tiến dần theo thời gian. (Nguồn: en.stylenanda.com)


1. Sợi không dệt (Non-woven fiber)


Đây là chất liệu mặt nạ xuất hiện đầu tiên và khá phổ biến, thường thấy ở các sản phẩm giá rẻ. Đặc điểm của mask sợi không dệt là khá dày, gây cảm giác nặng mặt, bí da. Cũng chính vì thế nên em ý gây khó chịu bởi không dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với khuôn mặt của mình. Kết cấu của chất liệu này cũng không tối ưu trong việc đưa dưỡng chất trong mặt nạ thẩm thấu vào sâu trong da, dễ làm serum bị bay hơi mất. 
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Mặt nạ dạng sợi không dệt khá dày. (Nguồn: en.chuu.co.kr)


2. Cotton


Sau dạng vải sợi không dệt, cotton là chất liệu phổ biến nhất khi nói đến mặt nạ giấy. Chất liệu cotton cũng có những đặc điểm gần giống với dạng non-woven fiber, nhưng nếu so về khả năng cung cấp dưỡng chất cho da thì em ý “nhỉnh hơn” một tí xíu do kết cấu có phần mỏng hơn và giữ ẩm tốt hơn. Độ dày mỏng của loại mặt nạ này tùy thuộc vào thành phần chứa nhiều hay ít phần trăm cotton. Mask cotton rất được ưa chuộng vì khá thoải mái, ôm sát mặt và có giá thành thân thiện với túi tiền. 
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Mask sợi cotton có độ dày mỏng tùy vào thành phần nhiều hay ít cotton. (Nguồn: littlewonderland.nl)


3. Pulp


Mặt nạ với chất liệu pulp có những đặc điểm tương tự như dạng sợi không dệt, chỉ khác nhau ở phần kết cấu. Mặt nạ pulp có bề mặt tương đối mịn màng hơn nhưng lại không đồng đều, tạo nên những kẽ hở do mặt nạ không tiếp xúc với bề mặt da. Dưỡng chất trong dòng mặt nạ này bay hơi cũng khá nhanh. 
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Mặt nạ dạng pulp có tính chất tương tự với dạng sợi không dệt. (Nguồn: the fashionspot.com)


4. Hydrogel


Chỉ mới xuất hiện vào khoảng 1, 2 năm trở lại đây nhưng mask hydrogel đã “khẳng định” được tên tuổi của mình thông qua chất lượng và hiệu quả mà em ý mang lại. Mask hydrogel được tạo ra nhờ công nghệ pha trộn giữa tinh chất dưỡng da và gelatin, đem lại lớp mặt nạ có kết cấu mỏng nhẹ, ôm khít mặt và cho cảm giác mát lạnh như gel. Nhược điểm của em mask này là giá thành khá cao và hơi dễ bị rách. 
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Chất của mặt nạ hydrogel mỏng nhẹ, mát và trơn như gel, ôm sát mặt. (Nguồn: sokoglam.com)

 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian 
Mặt nạ hydrogel thường có hai miếng tách rời để dán ôm khít mặt nhất có thể. (Nguồn: alittlewonderland.nl)


5. Xơ Sinh Học (Bio Cellulose) 


Đây là loại mask được dệt nên từ xơ sinh học (bio Cellulose) – một dạng sợi thiên nhiên được hình thành từ những vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường nhiệt độ thấp. Đặc điểm của em ý là cực kì mỏng nhẹ, gần như trong suốt tựa như một lớp màng gel mát rượi. Tuy “mỏng manh” như vậy nhưng nhờ vào kết cấu được cải tiến tương tự như cellulose tạo thành vách tế bào, mặt nạ xơ sinh học rất bền và đàn hồi, lưu giữ  dưỡng chất không bị bay hơi tạo điều kiện cho da được hấp thụ một cách tối ưu nhất. 
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Mask sợi xơ sinh học có độ bền tốt, khả năng giữ ẩm cao giúp các tế bào da hấp thụ được nhiều dưỡng chất. (Nguồn: alittlewonderland.com)


6. Giấy Bạc (Foil)


Đặc điểm thường thấy nhất ở các loại mặt nạ giấy thông thường đó chính là dưỡng chất dễ bị bay hơi. Chính vì vậy nên mặt nạ giấy bạc đã ra đời như một phát minh mới khắc phục nhược điểm đó. Kết cấu của giấy bạc ngăn chặn các thành phần dưỡng da không bị bay hơi ra ngoài khi chúng ta đắp. Nhờ vậy mà mặt nạ sẽ luôn giữ được độ ẩm trong thời gian dài tạo điều kiện cho da hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn.  
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Lớp giấy bạc bên ngoài ngăn chặn dưỡng chất bị bốc hơi. (Nguồn: maskepedia.com)


7. Giấy Len


Mặt nạ giấy lên thực ra là một tên gọi khác của mặt nạ làm từ 100% cotton dệt. Em ý tối ưu hơn các mặt nạ cotton thông thường do kết cấu giúp dưỡng chất được lưu giữ tốt hơn và thẩm thấu vào da nhanh hơn. Nhờ vào công nghệ của từng hãng sản xuất mà mặt nạ giấy len sẽ có độ dày mỏng khác nhau, tuy nhiên hiện nay các loại mặt nạ giấy len thường khá mỏng nhẹ, thích hợp cho nhiều loại da khác nhau và có giá thành cũng rất hợp lí. 
 

Chất Liệu Mask Giấy Đã Thay Đổi Như Thế Nào Qua Thời Gian
Mask giấy len mỏng vừa phải, nhiều dưỡng chất và giá thành thân thiện. (Nguồn: sujibeauty.com)


Các em mặt nạ giấy mà chúng ta ưa chuộng hằng ngày thật sự có muôn màu muôn vẻ đúng không nào? Khi chọn mặt nạ giấy cho mình các bạn hãy luôn nhớ tham khảo kĩ về chất liệu và thành phần phù hợp với làn da của mình nhé! 


MAI KHANH 

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận