Những năm trở lại đây, dầu dưỡng ngày càng được chị em săn đón vì hiệu quả dưỡng ẩm và phục hồi mà nó mang đến cho làn da. Nhưng đây cũng là một món mỹ phẩm rất khó nhằn, không phải ai cũng có thể sử dụng dầu dưỡng hiệu quả, mà ngược lại, rất dễ khiến da bí tắc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dầu dưỡng, cách chọn loại dầu phù hợp với làn da và sử dụng sao cho hiệu quả.
Dầu dưỡng da là gì?
Dầu dưỡng da (facial oils) là dầu được tinh luyện từ thực vật có chứa nhiều chất có lợi như chất béo, vitamin, khoáng chất, các chất chống oxi hóa … rất tốt cho làn da, giúp da được khỏe và căng bóng.
(Nguồn: birchbox.com)
Bạn cần phải phân biệt giữa dầu dưỡng (facial oils) và tinh dầu (essential oils) vì hai khái niệm này rất hay dễ bị nhầm lẫn. Tinh dầu được chiết xuất từ cây cỏ, có mùi thơm, không tan được trong nước và dễ bay hơi. Tinh dầu rất hay được sử dụng trong các spa để tạo hương hay xông hơi vì khả năng giúp thư giãn và trị liệu.
(Nguồn: shape.com)
Đối với dầu dưỡng, bạn hoàn toàn có thể bôi trực tiếp lên da, nhưng tinh dầu thì không, tinh dầu nếu muốn dưỡng da phải mix với một loại dầu nền. Trong mỹ phẩm của các hãng vẫn thường chứa tinh dầu nhưng với tỉ lệ rất thấp, chủ yếu là để tạo hương, vì tinh dầu có thể gây kích ứng da nếu dùng trực tiếp.
Các loại dầu dưỡng da
Có 2 loại dầu dưỡng da chính, được xếp dựa theo độ tinh khiết của dầu:
- Dầu nguyên chất (Pure Oils): Đây là loại dầu tinh khiết được tinh luyện từ 1 loại hạt duy nhất, không pha tạp và không chứa các thành phần hóa học.
(Nguồn: blog.mountainroseherbs.com)
- Dầu pha (Blended Oils) chia thành 2 loại nhỏ: Thứ 1 là dầu được pha từ nhiều loại dầu khác nhau để dầu dưỡng có thêm nhiều tác dụng đa dạng. Thứ 2 là dầu có thêm các hoạt chất hóa học khác như vitamin, retinol, antioxidants, chất tạo màu, tạo mùi... để tăng hiệu quả, tạo thêm mùi hương hay giúp dầu bảo quản được lâu hơn.
(Nguồn: imperfectmatter.com)
Những công dụng của dầu dưỡng da
Dầu không thấm quá sâu vào da như những sản phẩm serum hay kem dưỡng khác, mà chỉ thấm vào da vừa đủ để làm mềm, dưỡng ẩm lớp trên cùng của da và ngăn chặn da mất nước. Ngoài ra, dầu còn bổ sung và củng cố lại lớp màng hydrolipid giúp da khỏe hơn và bảo vệ da trước những tác hại xấu.
(Nguồn: theforestsoul.com)
Trong dầu dưỡng pha còn có chứa chất antioxidant, vitamin, acid béo... có tác dụng chống lão hoá, phục hồi và tái tạo da cho làn da mềm mại và mịn màng hơn.
Cũng vì khả năng phục hồi và giữ cho nước không thoát ra ngoài, dầu rất nên được bổ sung vào routine dưỡng da của các bạn da khô, da dễ mất nước và da tổn thương lớp màng lipid.
Cách lựa chọn dầu cho từng loại da
Thành phần chính có trong dầu dưỡng là các acid béo, điển hình là Linoleic Acid (Omega 6) và Oleic Acic (Omega 9). Dựa vào tỉ lệ 2 loại acid béo này để chọn loại dầu phù hợp với làn da.
Những loại dâu chứa tỉ lệ Linoleic Acid cao hơn thường thấm nhanh, lỏng nhẹ, không gây nhờn rít cho da, thích hợp với làn da dầu mụn. Còn dầu chứa Oleic Acid cao sẽ đặc, dày, thấm chậm hơn, chỉ phù hợp với làn da khô, bong tróc hay da lão hóa, thiếu ẩm.
Có thể phân loại một số loại dầu phổ biến như sau:
- Dầu có lượng Linoleic Acid cao: Dầu hạt nho, dầu chanh leo, dầu nụ tầm xuân…
(Nguồn: lets-loveyourself.blogspot.com)
(Nguồn: satukis.info)
- Dầu có lượng Oleic Acid cao: Dầu quả bơ, dầu hoa trà, dầu marula, dầu hạt macca, dầu olive…
(Nguồn: speakingbeautyuk.com)
(Nguồn: thenewpotato.com)
Một số loại dầu có hàm lượng 2 loại acid béo trên gần như cần bằng, các bạn có thể dùng cho cả da thiên khô hay thiên dầu tùy bạn chọn lựa: dầu argan, dầu jojoba, dầu tamanu,…
(Nguồn: insta@kiaraphytoceuticals)
(Nguồn: lolassecretbeautyblog.com)
Trong trường hợp bạn chọn dầu pha thì còn cần xem xét qua bảng thành phần các chất được pha trong dầu xem có chất nào gây kích ứng hay không phù hợp hay không, nhất là nếu dầu có pha thêm tinh dầu tạo mùi thì cũng cần phải cân nhắc. Bạn nên chọn dầu của các hãng uy tín, được chiết xuất từ những nguyên liệu sạch, tốt hơn hết là thực vật hữu cơ hoặc không biến đổi gen.
Cách sử dụng dầu dưỡng hiệu quả
Vậy khi thêm dầu dưỡng vào skincare routine, thứ tự sử dụng của sản phẩm sẽ như thế nào? Thông thường, dầu dưỡng do lỏng hơn các loại cream nên được sử dụng sau serum và trước kem dưỡng. Nhưng các bạn cũng có thể xét theo độ thẩm thấu của dầu, những loại có hàm lượng Linoleic Acid cao thì nên dùng trước kem dưỡng, còn chứa Oleic Acid cao thì nên dùng sau vì dày và lâu thấm hơn.
Để dưỡng da bạn nhỏ 2-3 giọt dầu vào lòng bàn tay (định lượng tùy vào nhu cầu của da), xoa đều cho dầu nóng và áp lên da, có thể kết hợp thêm vài động tác massage để dầu thấm nhanh hơn đồng thời giúp lưu thông máu và giảm nếp nhăn. Phần dầu còn sót lại bạn có thể dùng dưỡng da tay và khuỷu tay cũng rất tiện.
(Nguồn: befraiche.com)
Nếu không có nhiều thời gian hoặc bạn sợ thời tiết nóng dễ dư ẩm, có thể trộn một giọt chung với kem dưỡng hoặc dùng dầu thay cho kem dưỡng luôn cũng vẫn được.
Ngoài ra, bạn có thể mix một giọt dầu cùng với loại kem nền yêu thích dùng hàng ngày, vừa giúp dưỡng ẩm lại giúp lớp nền căng bóng tự nhiên kiểu Hàn Quốc, bạn cũng sẽ tránh được tình trạng nền khô, mốc.
(Nguồn: beautyandtheboutique.tv)
Dầu dưỡng rất dễ bị gán cho là “tình địch” của da dầu mụn, là nguyên nhân gây bí tắc da vì chỉ cần nghe tới dầu là thấy nhờn dính. Nhưng trên thực tế, sử dụng thêm dầu dưỡng cho các bước dưỡng da chuyên sâu, da của bạn sẽ căng mượt, đàn hồi tốt, đủ ẩm và chậm lão hòa. Trước khi quyết định thêm sản phẩm dầu vào chu trình dưỡng da hàng ngày hãy tìm hiểu kĩ tình trạng da cũng như chọn đúng loại dầu phù hợp với dàn da mình để không khiến da trở nên tệ hơn bạn nhé.
-----------------------