Kiến Thức Cơ Bản Xu Hướng Làm Đẹp

Giải Mã Peel Da Hóa Học Với Acid: Liệu Có Trị Được “Bách Bệnh” Về Da?

Phương pháp peel da hóa học thực sự không hẳn là một phương pháp làm đẹp da mới mẻ, tuy nhiên peel da hóa học với acid tại nhà lại là một xu hướng làm đẹp mới nổi lên gần đây. Vậy peel da hóa học là gì? Và thực sự phương pháp này có “thần thánh” trị được mọi vấn đề về da như mọi người ca ngợi? 

 

Giải Mã Peel Da Hóa Học Với Acid: Liệu Có Trị Được “Bách Bệnh” Về Da?
Peel da hóa học được cho là có thể “thổi bay” các vết thâm, nám, làm sáng da và thậm chí trị được cả mụn


PEEL DA HÓA HỌC LÀ GÌ?


Peel da hóa học tương tự như sử dụng các loại tẩy tế bào chết hóa học AHA/BHA quen thuộc nhưng với nồng độ acid cao hơn, độ pH của sản phẩm dùng để peel da hóa học cũng thấp hơn rất nhiều. 

Phương pháp này thường được thực hiện tại các phòng khám da liễu do bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, nếu peel da hóa học với các loại nhẹ (về nồng độ, tác dụng,…) thì việc này có thể thực hiện tại nhà. 

Các loại peel da nồng độ nhẹ sẽ chỉ tác động lên lớp ngoài cùng của da (lớp ngoài của tầng thượng bì), vì thế chỉ có loại peel hóa học nhẹ này bạn mới có thể dùng tại nhà, peel hóa học tác động vào các tầng sâu hơn của da thì bạn nên tìm tới các phòng khám, bệnh viện da liễu.

 

Giải Mã Peel Da Hóa Học Với Acid: Liệu Có Trị Được “Bách Bệnh” Về Da?
Các loại peel da nồng độ nhẹ sẽ chỉ tác động lên lớp ngoài cùng của da (Stratum corneum)

 

CÓ NÊN PEEL DA HÓA HỌC TẠI NHÀ HAY KHÔNG? 


** Câu trả lời là CÓ nếu:

  • Da bạn đã từng dùng qua các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học như AHA/BHA với nồng độ thông thường (AHA 8-10%; BHA 2-4%) trong một thời gian khá lâu (tầm 1-2 năm trở lên).
  • Da bạn khá khỏe và tất nhiên không dị ứng với các loại acid dùng để peel (ví dụ như ai dị ứng sữa tươi thì không dùng lactic acid để peel)


** Câu trả lời là KHÔNG nếu:

  • Da bạn đang bị mụn viêm nặng khắp mặt, viêm da và da đang bị tổn thương, da mới nặn mụn xong hoặc da đang bị cháy nắng.
  • Bạn đang mang thai.
  • Bạn đang sử dụng thuốc isotretinoin trong 6 tháng trở lại đây.
  • Bạn chưa bao giờ dùng tẩy tế bào chết hóa học AHA/BHA (dạng leave-in, không rửa đi) hoặc dùng chưa được bao lâu.

 

Giải Mã Peel Da Hóa Học Với Acid: Liệu Có Trị Được “Bách Bệnh” Về Da?
Nếu muốn peel da hóa học mạnh (tác động tới các tầng sâu của bề mặt da), bạn nên tìm đến các phòng khám da liễu, bệnh viện

 

CÁC SẢN PHẨM CẦN DÙNG KHI PEEL DA HÓA HỌC TẠI NHÀ


1. Toner/Dung dịch làm sạch da 

  • Thayer Witch Hazel Toner, Dickinson’s Witch Hazel toner,..các toner có chứa witch hazel
  • pH Solution của MUAC
  • Image I PEEL degreasing prep solution


2. Các dung dịch peel da hóa học:

  • MUAC 25% Mandelic acid  (1 loại acid thuộc nhóm AHA, ít thấm vào da và có tính kháng viêm, diệt khuẩn)
  • MUAC 40% Lactic acid (1 loại acid thuộc nhóm AHA, hợp với da khô, có tác dụng làm sáng da rõ rệt)
  • Perfect Image 30% Glycolic acid (1 loại acid thuộc nhóm AHA, hợp với da thâm, nám và lão hóa)
  • MUAC 15% Salicylic acid (tương tự như BHA, thích hợp cho da mụn)
  • Perfect Image 20% Salicylic acid (tương tự như của MUAC ở trên nhưng nồng độ cao, mạnh hơn nên cần cân nhắc khi sử dụng)

 

Giải Mã Peel Da Hóa Học Với Acid: Liệu Có Trị Được “Bách Bệnh” Về Da?
MUAC và Perfect Image (Mỹ) là 2 hãng có bán khá nhiều sản phẩm peel hóa học với giá hợp lý


PEEL DA HÓA HỌC TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO CHO AN TOÀN?


Lưu ý: trước khi peel 1 ngày bạn phải ngưng dùng tất cả các sản phẩm có chứa AHA, BHA, retinol, benzyol peroxide,…các sản phẩm đặc trị có xu hướng làm khô da. Và chỉ nên peel 1 lần/tuần.

Bước 1: rửa mặt sạch với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không làm khô da. KHÔNG DÙNG MÁY RỬA MẶT hay các dụng cụ rửa mặt, sau đó thấm khô với giấy.

Bước 2: lau toàn bộ mặt (nếu bạn peel toàn mặt) với pH solution hoặc toner làm sạch

Bước 3: hẹn giờ trên điện thoại, vì mỗi dung dịch peel sẽ có thời gian chờ khác nhau nên tùy theo hướng dẫn của hãng để hẹn giờ chính xác, vì chỉ cần để quá một chút thôi cũng sẽ làm da bạn phản ứng kịch liệt. Trung bình thì các loại peel tại nhà này bạn chỉ được để tầm 3-5 phút (trừ lactic acid thì max 7 phút)

 

Giải Mã Peel Da Hóa Học Với Acid: Liệu Có Trị Được “Bách Bệnh” Về Da?
Peel da hóa học tại nhà nếu làm đúng cách sẽ giúp da bạn cải thiện đáng kể

 

Bước 4: bôi dung dịch peel lên mặt (hoặc vùng cần peel) theo thứ tự từ trán xuống dần các vùng bên dưới, có thể dùng tay để bôi. Lưu ý nhớ tránh bôi các vùng gần mắt, khóe mũi, môi và mép môi. 

Bước 5: sau khi hết thời gian thì bạn rửa mặt lại với sữa rửa mặt dịu nhẹ một lần nữa để đảm bảo không còn dung dịch peel trên da. Sau đó CHỈ DÙNG thêm kem dưỡng ẩm dịu nhẹ (không chứa các hoạt chất làm trắng, chống lão hóa,…) là được. 

Lưu ý: nếu trong quá trình peel mà da bạn bị rát không chịu được dù chưa hết thời gian thì hãy rửa mặt ngay lập tức và có thể cho da làm quen dần sau.

 

Giải Mã Peel Da Hóa Học Với Acid: Liệu Có Trị Được “Bách Bệnh” Về Da?
Peel da hóa học bên cạnh các hiệu quả rõ rệt cũng có rất nhiều mặt trái mà bạn cần cân nhắc


** ƯU ĐIỂM

  • Có tác dụng rõ rệt với các vấn đề da như thâm, nám, mụn nhẹ sau 7-8 lần dùng (1 tuần dùng 1 lần)
  • Thay thế các loại tẩy tế bào chết dùng hằng ngày AHA/BHA và cho tác dụng nhanh hơn
  • Giúp da căng bóng, trơn láng và sáng hơn


** NHƯỢC ĐIỂM

  • Các sản phẩm peel da hóa học khá khó mua ở Việt Nam, cần phải order các shop xách tay hàng Mỹ
  • Cần phải có kiến thức dưỡng da đầy đủ, lâu năm và đã dùng tẩy tế bào chết hóa học trong thời gian dài
  • Nếu gây ra tác dụng phụ hoặc bị kích ứng thì hậu quả sẽ nặng và khó chữa hơn so với khi dùng mỹ phẩm thông thường (phỏng da, viêm da,…)


TRANG TRẦN, 
Nguồn hình: Pinterest

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận