Kiến Thức Cơ Bản Spa Làm Đẹp

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Đừng chủ quan, mặc dù thói quen này không gây ra tác hại ngay từ đầu nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh ngoài da rất nguy hiểm, cùng xem nguyên nhân, hậu quả và cả biện pháp trị thói quen này nhé!

 

1. Nguyên nhân dẫn đến việc hay cắn móng tay

 

Theo Drew Ramsey - phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia cho biết đây là phản ứng của cơ thể khi cảm thấy căng thẳng, quá tập trung hoặc khi thấy buồn chán và lo lắng. Nghiên cứu còn cho thấy hiện tượng này dễ xảy ra khi chúng ta ngồi xem Ti vi quá nhập tâm.

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Hình ảnh Công Phượng quá tập trung xem đồng đội chiến đấu 

(nguồn: bongdaplus.vn)

 

2. Những căn bệnh đáng sợ từ việc cắn móng tay

 

** Nhiễm trùng da

Nguy cơ nhiễm trùng cực kì cao khi chúng ta cắn móng tay - đây là nhận định của Bác sĩ da liễu của thành phố New York, Debra Jaliman. Cụ thể là triệu chứng lớp da quanh móng tay trở nên mềm, đỏ ửng và sưng lên, căn bệnh này còn có tên khoa học là Paronychia. Những biểu bì ở đầu ngón tay đã bị mất đi trong lúc bạn cắn móng nên vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào và gây tổn thương da.

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Đầu ngón tay dễ bị sưng đỏ, tổn thương (nguồn: shendeti.com.a)

 

** Dị tật móng tay

Cách nhận biết một người mắc thói quen cắn móng tay đó là biến dạng móng vĩnh viễn: do móng bị hỏng lớp mô dưới và trông gồ ghề, trông khá mất thẩm mỹ, và tất nhiên móng không thể mọc lại như bình thường được.

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Hình ảnh móng tay bị dị dạng do cắn nhiều (nguồn:akairan.com)

 

** Lây nhiễm bệnh

Vùng miệng cực kì dễ lây bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn, và tất nhiên móng tay và nơi chứa chấp nhiều vi khuẩn nhất từ những thứ mà chúng ta dùng tay tiếp xúc mỗi ngày. Triệu chứng đầu tiên là hiện tượng miệng bị nhiệt, lở loét, nặng sẽ bị viêm nhiễm và xuất huyết. 

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Cắn móng tay là con đường lây truyền bệnh vào cơ thể (nguồn: maxmed.ro)

 

** Hỏng răng

Nha sĩ ở Học viện Nha khoa tổng quát - Gigi Meinecke đã xác định rằng, hiện tượng răng bị mẻ, hỏng thường thấy nhất ở thói quen nghiện cắn móng tay. Dẫn đến mất mỹ quan của hàm răng, ảnh hưởng đến lợi và sự bền chắc của răng.

 

** Lây nhiễm virus mụn cóc

Cắn móng tay dễ gây lây nhiễm Virus HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Triệu chứng là xuất hiện các hạt mụn cóc ở ngón tay, rồi lây lan sang khoang miệng và môi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Virus HPV sẽ dễ phát sinh khi cắn móng thường xuyên (nguồn: http://lankasee.com)

 

3. Biện pháp ngăn ngừa thói quen cắn móng tay

 

** Dùng thói quen khác 

Thay vì cố gắng hạn chế việc cắn móng tay, bạn có thể dùng các thói quen khác để làm phân tâm hoặc ngăn cản việc cắn móng tay bằng cách bỏ tay vào túi quần hoặc thường xuyên nhai chewing-gum và cả chơi các trò như spinner.

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Ăn chewing-gum để hạn chế việc cắn móng tay (nguồn: www.standard.co.uk)

 

** Cắt sửa móng tay

Một trong những cách hiệu quả nhất là cắt bỏ đi những móng tay dài để không phải cắn khi buồn nữa. Hoặc bạn có thể đi làm móng tay, sơn và vẽ cho thật đẹp để khi muốn cắn thì bạn phải “tiếc tiền” mà dừng lại đó.

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Một bộ móng xinh sao nỡ cắn đúng không nào (nguồn: lilipop.gr)

 

** Dùng băng dính

Nghe có vẻ khá buồn cười nhưng đây thực sự là cách hiệu quả, chỉ cần một ít băng dính bọc lấy đầu ngón tay thì có thể hạn chế tối đa khả năng tay đưa lên miệng. Dần dần bạn sẽ quên đi thói quen này.

 

Hiểm Họa Khó Lường Của Thói Quen Cắn Móng Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Chỉ với miếng băng dính là bạn không thể cắn rồi (nguồn: forderv.com)

 

** Lấy độc trị độc

Một nghiên cứu tại phòng khám Cleveland cho thấy có thể áp dụng cách này từng ngón một. Thay vì ngừng cắn cùng một lúc thì bạn hãy giữ ý chí ngăn cản bản thân ngừng cắn 1 ngón duy nhất. Khi thành công, hãy thực hiện điều tương tự với những móng còn lại. Hãy thử và ban sẽ thấy thành công không quá khó.

 

** Check in móng tay

Nếu một mình bạn quá khó để bỏ việc cắn móng tay thì hãy nhờ cậy đến người thân hoặc thậm chí là mạng xã hội. Bạn hãy chụp từng tấm hình mỗi tuần và đăng lên các tài khoản Facebook hay Instagram, khi có nhiều người cùng theo dõi thì động lực trị bệnh cắn móng tay sẽ dễ thành công hơn đấy.

 

Mong rằng với những cách trên thì bạn sẽ thành công giữ gìn được các ngón tay xinh xắn nhé!

 

Vy Ho

Nguồn ảnh: trên các web

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận