Đau bụng là triệu chứng mắc bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất. Vì nó xảy ra khác thường xuyên và dễ điều trị nên chúng ta hay xem nhẹ những cơn đau này. Hôm nay cùng Hilamdep tìm hiểu về vấn đề sức khỏe này nhé
1. Các triệu chứng “xấu bụng” thường gặp nhất
Đau bụng đột ngột gọi là cơn đau cấp tính, đau bụng kéo dài thì được gọi là đau bụng mãn tính. Và chủ yếu đau bụng là do các nguyên nhân sau:
- Bị ngộ độc thức ăn: triệu chứng là gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng từng cơn, có thể sau khi đi ngoài và nôn ói thì sẽ giảm đau. Đến khi ruột bạn sạch sẽ khỏi đồ ăn chứa độc thì hết đau, cần đi bác sĩ và uống thuốc để giảm đau nhanh hơn.
Ngộ độc thức ăn dễ gặp phải khi bạn ăn trúng thực phẩm ôi thiu, chứa chất độc (nguồn: anxiete.pro)
- Bị đầy bụng khó tiêu: là cảm giác cơn đau diễn ra ở phần bụng trên và thường là do bạn ăn quá nhiều chất béo và đạm, khiến bụng không thể tiêu hóa hết và gây ợ chua, đầy bụng và khó chịu.
- Đau bụng do viêm ruột thừa: cơn đau sẽ hoạt động từ giữa bụng, cho đến trên rốn và chủ yếu đau ở bụng bên phải. Cơn đau kéo dài từ 6 tiếng đến 24 tiếng và khiến người bệnh kiệt sức vì đau.
Viêm ruột thừa cần đến bác sĩ (nguồn: cellcode.us)
- Đau bao tử, loét dạ dày gây đau bụng dữ dội, thường khi chế độ ăn uống không khoa học, bao tử sẽ co thắt không đúng chu trình dẫn đến thành bao tử bị bào mòn, lâu ngày gây loét và xuất huyết nguy hiểm.
- Đau bụng kinh cũng là triệu chứng quen thuộc của chị em phụ nữ. Để giảm cơn đau các bạn nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh, nếu cơn đau quá dữ dội hãy nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
Đau bụng kinh có thể giảm khi bạn chèn túi ấm vào bụng (nguồn: pureeland.com)
2. Các thực phẩm nên tránh vào lúc bị đau bụng
Khi bụng bạn bị đau do các nguyên nhân trên là lúc bụng bạn không đủ khả năng để tiêu hóa hết các chất từ thức ăn. Nên tốt nhất bạn không ép cơ thể ăn quá nhiều, nên thay các thức ăn rắn như cơm, bánh mì.. thành các món dạng soup như canh hay nước dùng để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.
Các món súp đơn giản giúp cơ thể mau hồi phục hơn (nguồn: panacea.mk)
Hạn chế hoàn toàn các món từ sữa như bơ, phô mai,..vì chúng chứa rất lớn lượng chất béo mà bụng bạn khi đang yếu sẽ không thể tiêu hóa được, thậm chí có thể gây tình trạng nôn mửa, tiêu chảy nặng hơn.
Các chế phẩm từ sữa không phải là lúc thích hợp để dùng khi đau bụng (nguồn: habbid.com.br)
Thực phẩm chiên/rán: ngay khi cơ thể bạn khỏe mạnh, bụng bạn bình thường thì các thực phẩm chiên nhiều dầu như chả giò, gà rán, bánh xèo,... cũng có thể “đánh gục” được bao tử bạn. Thế nên hãy loại bỏ chúng trong thực đơn hàng ngày nhé.
Các món sống như sushi, gỏi, sashimi chứa nhiều vi khuẩn, khi bụng đang yếu, cơ thể sẽ không đủ sức đề kháng để chống lại những vi khuẩn này, vì vậy nếu bạn vừa hết cơn đau bụng, đừng nên thử sức mình với các món ăn này nhé.
Các món sushi rất ngon, nhưng không phải là lựa chọn cho bụng yếu (nguồn: myrecipes.com)
Đồ ăn cay sẽ khiến bao tử của bạn phản ứng dữ dội khi đang bị yếu, thế nên hãy tập ăn các món nhạt, thanh cho đến khi bụng bạn thật sự khỏe mạnh trở lại.
Ngoài ra, các loại thực phẩm sau đây khi kết hợp với nhau dễ gây ngộ độc mà các bạn nên tránh: sữa tươi với cam, trái hồng và trứng gà, hành và mật ong, cà chua và khoai tây/khoai lang, nho và hải sản.
Muốn ăn uống thả ga thì nên chăm sóc cho bụng mình thật khỏe nha (nguồn: today.line.me)
3. “Bụng yếu” nên ăn những loại thức ăn nào?
Các thực phẩm sau đây có thể giúp bạn lấy lại số lượng lợi khuẩn đường ruột đã bị mất khi đau bụng, tiêu chảy hay buồn nôn:
- Chia nhỏ bữa ăn, bạn nên đưa vào cơ thể như cháo nấu lỏng, từng ít một để theo dõi bụng bạn, nếu không bị phản ứng thì bạn có thể tiếp tục ăn nhiều lần như vậy cho đến khi bụng bạn khỏe lại.
Nên ăn trái cây tốt cho đường ruột (nguồn: pitacat.com)
- Các loại rau củ bạn có thể ăn là: các loại rau lợi đường ruột như mồng tơi, rau đay, bí đỏ, khoang lang, chuối,..
- Các món bạn ăn nên là món hấp, luộc để đảm bảo thanh đạm, không dầu mỡ để có thể hấp thụ dễ dàng vào ruột.
Thức ăn nhanh hãy để cho những khi cơ thể khỏe mạnh nhé (nguồn: sistarcafe.com)
- Uống nhiều nước nếu bạn bị tiêu chảy, vì khi ấy cơ thể mất nước nhiều, dễ khiến bạn kiệt sức.
- Để duy trì chiếc bụng khỏe mạnh, bạn cần ăn nhiều trái cây, chất xơ hàng ngày để cơ thể đủ chất dinh dưỡng, khỏe mạnh. Đồng thời việc ăn đúng bữa, đúng giờ cũng rất quan trọng, tạo cho cơ thể đồng hồ sinh học hợp lý.
Nên ăn uống đúng chất và đúng giờ (nguồn: homita.com.hk)
- Đừng quên sống lành mạnh, không chất kích thích, thường xuyên thể dục thể thao để có được sức khỏe tốt nhất nhé.
Mong rằng với những kiến thức trên đây, bạn có thể bảo vệ được bụng của mình khỏe mạnh!
Hue Anh Nguyen.