Từ lâu, răng khôn – chiếc răng xuất hiện muộn nhất so với cái loại răng khác đã gây nên không ít phiền toàn cho nhiều người. Răng khôn nhưng lại mọc ở vị trí chẳng “thông minh” chút nào. Vậy rốt cuộc răng khôn là gì? Nó có gì khác biệt và cách xử lí răng khôn khi bị đau nhức là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.
Nguồn : unsplash.com
RĂNG KHÔN LÀ GÌ?
Có vẻ như những điều đặc biệt thường xuất hiện cuối cùng. Chiếc răng đặc biệt này không mọc lên khi bạn còn nhỏ mà lại mọc khi bạn ở tiểu thiếu niên hoặc trưởng thành. Răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm vào độ tuổi từ 16- 20. Chiếc răng này còn thường được gọi là răng số 8. Vì nó xuất hiện muộn, khi xương hàm đã phát triển đến hoàn thiện nên thường không đủ chỗ cho răng mọc. Bình thường, răng sẽ chỉ mọc xuyên qua lợi và nhô lên. Nhưng với không ít người thì việc mọc răng khôn lại đem đến nhiều phiền toài, đau nhức.
Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng. (nguồn: unsplash.com)
DẤU HIỆU KHI RĂNG KHÔN SẮP MỌC
Trước khi răng khôn “tấn công” bất ngờ thì ta nên chuẩn bị phương pháp phòng thủ kĩ lưỡng. Để có được tâm thế tốt nhất khi răng khôn tìm đến thì chắc chắn các bạn phải để ý tới các dấu hiệu sau đây:
- Cảm giác đau lợi và hàm. Triệu chứng này xuất hiện với gần như mọi trường hợp. Nếu răng chỉ đơn giản mọc xuyên qua lợi thì mức độ sẽ nhẹ hơn những răng khôn mọc chen chúc, sai chỗ.
- Sưng lợi hoặc nướu sưng đỏ. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng 1 tuần.
- Những chiếc răng xung quanh đau. Răng khôn mọc lên gây ảnh hưởng tới các răng khác, có thể gây ra hiện tượng đau nhức hoặc khó há miệng.
Sưng lợi là một trong những dấu hiệu cho thấy răng khôn sắp mọc. (Nguồn: Unsplash)
CÁCH XỬ LÝ RĂNG KHÔN
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng phải mất vài tháng thậm chí vài năm răng khôn mới mọc xong. Và đặc biệt, một tin vui đó là nếu xương hàm của bạn còn đủ chỗ thì răng khôn sẽ phát triển bình thường. Điều đó đồng nghĩa với việc nó ít gây đau nhức hay phiền toái. Nhưng nếu không may, chiếc răng này mọc lệch, sai vị trí, xương hàm không đủ chỗ thì chúng tôi cũng đã có một số cách xứ lý sau:
Đau răng do răng khôn, đừng lo đã có cách giải quyết! (nguồn: healthline.com)
- Nhổ bỏ. Đây chắc chắn là lời khuyên của không ít bác sĩ. Nếu chiếc răng ấy thực sự đem đến nhiều đau đớn, rắc rối cho bạn thì còn chần chừa gì mà không từ bỏ nó. Đây là phương pháp điều trị triệt để nhất. Nó chấm dứt mọi nhức nhối và trả lại một bộ hàm khỏe mạnh cho bạn. Tuy nhiên để an toàn thì bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở y tế để chụp X quang và nhận tư vấn từ bác sĩ về việc nhổ răng.
- Cắt lợi chùm: Giải pháp này sẽ không hiệu quả bằng việc nhổ bỏ những nó lại đơn giản hơn. Nếu áp dụng nó, tình trạng của bạn rất có thể sẽ tái phát. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tới 4 yếu tố quan trọng nếu muốn tiến hành cắt lợi chùm. Đó là: Răng khôn phải mọc thẳng, răng không nằm sát cành lên xương hàm dưới hoặc không mọc quá thấp và có khoảng tam giác hậu hàm rộng.
Nếu răng khôn có hiện tượng đau nhức, hãy mau đến bác sĩ. (Nguồn: vietnammoi.vn)
HỆ QUẢ NẾU KHÔNG XỬ LÝ RĂNG KHÔN ĐÚNG CÁCH
Đừng bao giờ xem thường các quy trình chăm sóc răng miệng. Nếu bạn làm không đúng cách thì rất dễ dấn đến các hậu quả không đáng có:
- Sâu răng. Nếu răng không được chăm sóc, xử lý hợp lí, thường xuyên thì không tránh khỏi tình trạng sâu răng. Răng khôn có hình dạng nhỏ, dị dạng, khiến cho thức ăn thường bị nhồi nhét với răng bên cạnh. Bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng để làm sạch răng một cách triệt để.
- Viêm lợi. Đây là biểu hiện thường thấy khi răng không không được xử lý đúng cách.
- Ngoài ra, việc xử lý không đúng cách với các loại răng khôn mọc lệch, xiên chéo, đâm vào răng khác cũng gây ảnh hưởng lớn đến các răng xung quanh nó.
Sâu răng là một trong những hậu quả khi răng khôn mọc lệch.( Nguồn: tureng.com)
Như vậy, có lẽ các bạn đã có được thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích về chiếc “răng khôn” của mình. Nếu những bạn nào còn chưa có hoặc sắp và đang có răng khôn thì ngay ngay lập tức tham khảo các thông tin này để áp dụng. “Hàm răng mái tóc là vóc con người” Hãy luôn chăm sóc, bảo vệ thật tốt cho hàm răng của mình nhé!
Người viết: Nguyễn Tâm