Kiến Thức Cơ Bản Spa Làm Đẹp

Những Lưu Ý Khi Sơn Móng Tay Gel Nàng Cần Biết

Chắc hẳn các cô gái của chúng ta hầu như ai cũng đều phải làm nail ít nhất 1 tuần 1 lần đúng không? Nhất là với những cô nàng ra đường nhiều, làm việc văn phòng thì sẽ chăm chút cho bộ móng của mình hơn bằng những màu sơn đẹp – độc – lạ. Vào thời gian này, không còn ai xa lạ với cách sơn móng bằng gel và em ấy cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi càng ngày càng có những màu sơn, bộ móng được trang trí đẹp mắt. 

 

Cùng với đó là tính chất bền, không tróc suốt hơn 2 tuần của em ấy lại càng thu hút các chị em. Nhưng thật ra sơn gel cũng có những độc hại riêng và những lưu ý mà nàng cần biết trước khi đến tiệm nail, chọn sơn gel cũng như thưởng cho mình 1 bộ móng đẹp, ưng ý.

 

1. Chọn Loại Sơn Dễ Chịu Nhất

 

Bạn nên biết không phải loại sơn gel nào cũng được tạo ra với kết cấu giống nhau mà chúng sẽ khác nhau một chút tùy vào loại móng tay của bạn, vậy nên bạn có thể tìm cho mình 1 loại vừa vặn và phù hợp nhất. Nếu móng tay bạn mỏng, yếu thì nên sử dụng những loại sơn gel có kết cấu lỏng, ít phải chồng quá nhiều lớp và nhất là tránh các chất độc hại, chỉ nên ưu tiên sơn gel chứa keratin – một loại protein quan trọng được tìm thấy trong móng giả, giúp bổ sung chất sừng cho móng.

 

Những Lưu Ý Khi Sơn Móng Tay Gel Nàng Cần Biết
Hãy cố gắng đọc thành phần trước khi sử dụng nhé nàng (Nguồn: Afamily)

 

Ngoài ra bạn cũng nên biết là màu gel chứa nhiều thành phần có ảnh hưởng tiêu cực hơn các loại sơn truyền thống. Ví dụ như Methyl Acrylate có thể gây kích ứng cho da khi tiếp xúc, Methyl Pyrrolidone và BHA, Hydroxyanisole Butylated là những chất có thể gây ung thư. Vậy nên trước khi bắt tay vào sơn gel bạn hãy chắc rằng mình đã nghiên cứu kỹ thành phần của chúng nhé. 

 


 

2. Sơn Gel Thường Xuyên Có Thể Gây Hại Móng

 

Hẳn nhiên bạn đã quá quen với lời cảnh báo này rồi nhưng chắc hẳn bạn chưa biết vì sao chúng lại gây hại móng nhiều đâu đúng không? Vốn dĩ sơn gel rất bền, có thể bám dính trên ngón tay bạn cả tháng mà không dễ dàng bong tróc đi như sơn truyền thống. Thêm nữa công đoạn “phá gel” không dễ dàng chút nào vì bạn phải ủ móng với nước tẩy sơn, nếu màu sơn vẫn chưa “mềm mại” để bạn dễ dàng lau đi thì phải nhờ đến dụng cụ thể cào lớp sơn này ra. 

 

Những Lưu Ý Khi Sơn Móng Tay Gel Nàng Cần Biết
Đừng sử dụng sơn gel thường xuyên quá nhé, nó sẽ làm tổn thương móng và da xung quanh móng (Nguồn: Girly)

 

Ngoài ra việc sử dụng sơn gel sẽ khiến tay bạn tiếp xúc lâu dài với hóa chất hơn, với tia cực tím làm khô sơn dễ dẫn đến việc móng tay lẫn da tay bị tổn thương. Theo đó, vùng da quanh móng hay dưới móng sẽ chịu những tác động mạnh dễ bị trầy xước và mẩn đỏ, cùng với đó là độ giòn của móng sẽ được tăng lên, nếu móng bạn mỏng và yếu cũng rất dễ bị xước, bóng tróc và gãy liên tục. 

 


 

3. Không Quên Chống Nắng Da Tay

 

Sau khi chồng 1 lớp sơn lên móng, bạn lại phải đưa tay vào máy sử dụng ánh sáng chứa tia cực tím để làm khô. Vốn dĩ các bạn cũng biết tia cực tím có những độc hại như thế nào rồi đấy, nó sẽ gây tổn thương lên da bạn một cách đáng kể, có thể gây ung thư da, đen sạm da tay và khiến vùng da đó lão hóa nhanh hơn. Dù những tia cực tím đó không đáng kể như ánh nắng mặt trời nhưng việc tiếp xúc trong điều kiện gần, trực tiếp như thế thì rất rất có hại đấy. 

 

Những Lưu Ý Khi Sơn Móng Tay Gel Nàng Cần Biết
Chống nắng da tay trước khi đưa vào máy giúp làm khô sơn sẽ tranh được tác hại tia cực tím (Nguồn: Glamour)

 

Vậy nên để bảo vệ làn da tay 1 cách tuyệt đối thì hãy bôi kem chống nắng lên mu bàn tay của bạn, đến tận các ngón tay trước khi vào tiệm nail nhé. Bạn có thể dùng kem chống nắng body hoặc kem chống nắng cho mặt đều được, độ chống nắng cao một chút để chắc chắn rằng các kia cực tím sẽ không làm hại da bạn cũng như gây thâm sạm hơn nhé. 

 


 

4. Không Tự Bóc Sơn Trên Tay

 

Hẳn sẽ có ít nhất vài lần bạn cảm thấy bóc một lớp sơn gel dày như móng tay giả lại mềm mại như một lớp keo rất thú vị đúng không? Thế nhưng đây là điều mà bạn nên tránh khi dùng sơn gel đấy. Nếu bạn tự ý bóc lớp sơn gel mà không sử dụng những biện pháp loại bỏ thích hợp thì chúng sẽ kéo theo lớp keratin trên móng và khiến móng của bạn trở nên mềm, yếu và cực kỳ dễ gãy. Nhất là khi lớp sần sùi của móng hiện ra chúng ta lại không có cách nào làm trơn tru nó trở lại. 

 

Những Lưu Ý Khi Sơn Móng Tay Gel Nàng Cần Biết
Đừng tự ý bóc sơn trên tay nhé nàng, sẽ làm mất lớp keratin của móng đấy (Nguồn: Nail.vn)

 

Với cách loại bỏ lớp sơn gel thông thường lên đến 20 phút mới có thể mang lại cho bạn đôi bàn tay sạch sẽ, không hề bong tróc lớp trên cùng của móng, dù nó thật sự có thể làm mẩn đỏ nhẹ lớp da xung quanh tay bạn. Vậy nên nếu đã dùng sơn gel thì bạn hãy chịu khó để ra tiệm tháo bỏ lớp sơn nhé! 

 


 

5. Cách “Phá Gel” Mà Không Cần Đến Tiệm Nail

 

Thông thường tại các tiệm nail mới có nước rửa móng tay chuyên dụng, có tính dịu nhẹ hơn cho móng và da. Tuy nhiên ở nhà chúng ta chỉ có nước tẩy móng nguyên chất nên tạm dùng nó bạn nhé. Bạn dùng các miếng bông gòn thấm đẫm dung dịch nước rửa móng rồi đặt lên móng và dùng giấy bạc quấn lại để thay cho những chiếc kẹp móng ở tiệm nail. Có thêm một chiếc khăn lông nhỏ quấn cả tay sẽ giúp ủ móng nhanh hơn. 

 

Những Lưu Ý Khi Sơn Móng Tay Gel Nàng Cần Biết
Dùng Aceton 100% nguyên chất vẫn có thể tháo được sơn gel (Nguồn: thegioinailspa)

 

Nếu tay bạn có đính hạt, đắp hoa giả,…thì sẽ phải tăng giờ ủ móng lên từ 30 phút đến 1 tiếng, còn nếu mong của bạn chỉ sơn gel bình thường thì có thể ủ từ 15 cho đến 20 phút là được. Khi lớp sơn nứt hoặc trượt ra thì bạn dùng giũa móng tay gắn thêm một đầu bịt cao su vào để đấy lớp sơn đi. Tuyệt đối đừng dùng đầu nhọn của giũa bạn nhé, sẽ gây tổn thương, trầy xước móng đấy. 

 

Những Lưu Ý Khi Sơn Móng Tay Gel Nàng Cần Biết
Hãy sử dụng dầu dưỡng da tay sau khi tháo bỏ lớp sơn để móng được bảo vệ bạn nhé (Nguồn: Orly.vn)

 

Sau đó bạn rửa tay với nước và dùng thêm lớp dầu dưỡng như dầu oliu chẳng hạn hoặc các loại dầu dưỡng da tay, kem dưỡng da tay để phục hồi và giữ độ ẩm cho da với móng nhé. Như thế móng của bạn mới không bị giòn, hạn chế tình trạng xước hoặc gãy. 

 

Vân Du 

Nguồn hình: Internet

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận