Kiến Thức Cơ Bản

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Bên cạnh những cửa hiệu thông thường, các thương hiệu thời trang trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn tồn tại các thiết kế cửa hàng khác như Flagship, concept hay pop-up store mà nhiều khi người tiêu dùng rất khó phân biệt. Nhìn chung, đây đều là những chiêu bài kinh điển được các nhà kinh doanh đưa ra phục vụ mục đích riêng. Cùng Hilamdep tìm hiểu xem 3 khái niệm cửa hàng này khác nhau như thế nào nhé!

 

1. Flagship store

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Flagship store của Chanel tại phố Bon, London (Nguồn: Theretailplanner.com)

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Flagship store của Burberry (Nguồn: Retaildesignblog.net)

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Bên trong flagship store sang chảnh bậc nhất của Gucci tại Paragon, Singapore (Nguồn: Luxuo.com)

 

Đúng như ý nghĩa cái tên của nó, flagship store ra đời với mục đích làm tăng giá trị thương hiệu cho các nhãn hàng thời trang. Không giống như những store thông thường, flagship store thường ít quan tâm đến lợi nhuận hơn mà tập trung chủ yếu vào xây dựng hình ảnh hoàng tráng, khẳng định cá tính và đẳng cấp thương hiệu, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Vì đại diện cho hình ảnh thương hiệu vậy nên các cửa hàng kiểu này thường không có nhiều và tập trung ở những nơi mua sắm trọng điểm, có thể kể đến như flagship store mô phỏng chuỗi ngọc trai khổng lồ của Chanel, flagship store của Ralph Lauren đặt tại tòa nhà Rhinelander của giới quý tộc New York (Mỹ) hay khối kiến trúc hình học độc đáo ngay chính giữa Tokyo (Nhật Bản) của Prada.

Nhiều cửa hàng flagship còn hiện đại và được đầu tư đến mức tích hợp không gian triển lãm, trình chiếu phim,… mang đến trải nghiệm đẳng cấp cho người dùng.

 

2. Cửa hàng Concept

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Colette - “Cửa hàng trendy nhất thế giới” (Nguồn: Courtesycolette.fr)

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

1 góc kỳ nghỉ lễ tuyệt vời tại Story, cửa hàng concept ở New York (Nguồn: Theopinionator.com)

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Ở Việt Nam cũng có những concept store, ví dụ như Vietgangz Brotherhood (Nguồn: Facebook @Vietgangz)

 

Có lẽ nghe đến cái tên thôi thì bạn cũng có thể liên tưởng ngay đến trong những cửa hàng này được bày trí ra sao rồi đúng không nào? Tất cả đều được trưng bày theo 1 ý tưởng nhất định, tổng thể hệt như một khu triển lãm nghệ thuật. Và chưa dừng lại ở đó, cửa hàng concept còn là nơi tích hợp giữa thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, ẩm thực,…thay vì chỉ đơn thuần là nơi bán quần áo như nhiều store thông thường.

Đặt chân vào nơi đây bạn sẽ được sống trong một không gian đầy tính sáng tạo từ thiết kế sản phẩm đến bày trí décor. Mỗi một sản phẩm bày bán tại đây không chỉ dừng lại là những món trang phục hay phụ kiện mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật, đứa con tinh thần của các thương hiệu

Một trong những tên tuổi đưa concept store lên ngôi chính là Colette Paris. Follow ngay theo xu hướng, các nhà mốt nổi tiếng cũng dần dần sáng tạo ra những câu chuyện, tạo nên concept store cho riêng thương hiệu của mình để khẳng định dấu ấn.

 

3. Cửa hàng Pop-up

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Pop-up store của Tommy Hilfiger (Nguồn: Interieurfotograaf.blogspot.com)

 

Phân Biệt Dễ Dàng 03 Khái Niệm Flagship Store, Concept Và Pop-up

Cửa hàng pop-up của Hermès ở Tokyo mang tính thẩm mỹ cao (Nguồn: Spoon-tamago.com)

 

Bàn về tính thú vị và bí ẩn nhất hẳn phải nhắc đến cửa hàng pop-up. Chúng xuất hiện trong một thời gian ngắn tại những địa điểm bất ngờ, đặc biệt là trong dịp lễ Giáng Sinh, Valentine hay Haloween của một số thương hiệu cao cấp nổi tiếng.

Chính vì sự xuất hiện chớp nhoáng nên những cửa hàng này luôn khiến khách hàng phải hiếu kỳ. Những tín đồ thời trang sẽ trong trạng thái chầu chực, khẩn trương mua sắm bởi nếu chỉ chậm chân một chút thôi, chúng sẽ biến mất nhanh chóng và khách hàng sẽ không thể kịp săn những món đồ mà họ mong muốn.

Một điều thú vị khác mà bạn gần như chưa biết tới chính là nếu khách hàng muốn mua tại pop-up store thì cần nỗ lực một chút bởi thông tin về cửa hàng chỉ được truyền miệng hoặc thông qua mạng xã hội, hoàn toàn không có sự “can thiệp” của truyền thông trên các tạp chí.

Nhìn chung, 3 “chiêu bài” tưởng chừng như khác biệt này lại có cùng một mục tiêu: tăng giá trị và khẳng định sự khác biệt, đẳng cấp của các thương hiệu trong nước và quốc tế. Bạn nghĩ sao về chúng nhỉ? Cùng chia sẻ cho Hilamdep với nhé!

 

Nghi Phương.

Nguồn hình: trên các web

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận