Thông thường trong hầu hết các sản phẩm để chúng ta dùng làm đẹp thì chắc chắn sẽ có chứa các chất bảo quản cũng như hương liệu, để sản phẩm có thể sử dụng trong ít nhất 1 năm và có mùi hương nhè nhẹ, tránh cảm giác khó chịu bởi các mùi hóa học. Tuy nhiên liệu chúng có thật sự tốt và cụ thể là những thành phần có tên như thế nào thì Hilamdep sẽ thống kê lại để các nàng nắm rõ hơn nhé!
Các Chất Bảo Quản
Việc sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm là điều cần thiết bởi các chất này sẽ ngăn ngừa sự thay đổi do vi sinh vật gây ra và nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng của chúng ta. Các chất chống oxy hóa cũng có thể được sử dụng để bảo vệ sự thay đổi do tiếp xúc với oxy bên ngoài. Thế nên các sản phẩm chúng ta dùng đều phải có chất bảo quản để có thể giữ chúng trong thời gian nhất định mà không có hư hại.
Chất bảo quản gần như là một chất phải có trong mỹ phẩm (Nguồn: eaurokerdos)
Các chất bảo quản cho phép sử dụng chỉ nên chiếm 1% khối lượng sản phẩm và các sản phẩm đó chỉ sử dụng được 1 năm hoặc hơn. Nếu chất bảo quản nhiều hơn chỉ số đó thì sản phẩm đó bạn nên tránh vì có thể sẽ gây hại nhiều hơn. 1% chất bảo quản đó sẽ không thể làm xấu da của bạn bởi ở các thực phẩm bạn ăn hằng ngày, chất bảo quản cũng như mức độ gây hại còn nhiều hơn chất bảo quản có trong mỹ phẩm.
Các chất bảo quản thường gặp trong mỹ phẩm được chia ra làm 3 nhóm là Synthetic preservatives, Natural preservatives và cuối cùng là Antioxidant preservatives.
Chất bảo quản cho phép sử dụng chỉ nên chiếm 1% khối lượng sản phẩm (Nguồn: trangdadaitoc)
Synthetic preservative:
Synthetic preservatives là một chất bảo quản tổng hợp, với nồng độ thấp thôi thì các chất bảo quản tổng hợp đã có hiệu quả bảo quản sản phẩm rồi. Ngoài ra chất bảo quản tổng hợp chống lại vi khuẩn và nấm khá tốt, giá cả lại phải chăng hơn. Trong Synthetic preservatives có hợp chất hữu cơ, Aldehydes, Glycol ete, Parabens.
Hợp chất hữu cơ có các chất bảo quản tổng hợp phổ biến như Triclosan, Methylisothiazolinone, Methylchloroisothiazolinone, Chlorphenesin, Chloroxylenol, Iodopropynyl butylcarbamate, Methyldibromo glutaronitrile. Aldehydes thì có Formaldehyde, Benzylhemiformal, Diazolidinyl urea, Imidazolidinyl urea… Glycol ete sẽ có phenoxyethanol, 2-butoxyethanol…
Parabens là một trong các nhóm chất bảo quản độc hại nhất (Nguồn: kenhphunu)
Cuối cùng là Parabens – một trong những chất bảo quản được đánh giá là cực kỳ độc hại vì có thể kích thích sự phát triển của các khối u và cũng có thể được tìm thấy trong máu chỉ trong vài giờ sau khi sử dụng kem bôi. Các chất thường thấy có trong mỹ phẩm sử dụng Parabens là Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben, Butylparaben, Isobutylparaben.
Natural preservatives:
Natural preservatives là một hợp chất bảo quản tự nhiên, ít gây hại trên da hơn các chất bảo quản tổng hợp, chứa Benzoic Axid, Sorbic Acid, Salicylic Acid, Alcohol – các chất thường được dùng trong mỹ phẩm.
Theo đó, Acohol được sử dụng như một chất hòa tan các hoạt chất hoặc các thành phần khác trong công thức mà không tan trong nước. Trong một số sản phẩm khác, cồn được sử dụng với tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông (dành cho da dầu), thay đổi độ nhớt của sản phẩm và tăng sự hấp thụ kem vào da.
Alcohol là một chất được sử dụng khá nhiều trong mỹ phẩm (Nguồn: hoahocmypham)
Antioxidant preservatives:
Các chất chống oxy hóa là chất ức chế quá trình oxy hóa hoặc phản ứng được thúc đẩy bởi oxy peroxit, các gốc tự do. Antioxidant preservatives chứa các chất chống oxy hóa tổng hợp và các chất chống oxy hóa tự nhiên. Các chất chống oxy hóa tổng hợp có BHA và BHT, các chất chống oxy hóa tự nhiên có Tocopherol (Vitamin E), Ascorbic Acid (Vitamin C), Polyphenol, Flavonoid.
Các Chất Tạo Hương Liệu
Để át lại các mùi hương không mấy dễ chịu của hóa chất có trong mỹ phẩm thì hầu hết các hãng đều sử dụng hương liệu. Các hóa chất hương thơm được sử dụng theo liều luợng và mục đích khác nhau, dù trong thành phần nước hoa được chứng minh là gây ra các tác dụng phụ và là một trong 2 nhóm thành phần phổ biến để sử dụng trong mỹ phẩm thường là thủ phạm khiến da bị kích ứng. Ngoài ra một số chất tạo mùi còn có tác dụng bảo quản mỹ phẩm.
Hầu hết các mỹ phẩm đều chứa chất tạo mùi (Nguồn: medicare)
Cảm tính và tâm lý của hầu hết các bạn nữ đều yêu thích mỹ phẩm có mùi vì mùi của các thành phần cấu thành sản phẩm không thể nào ngọt ngào, dễ chịu bằng mùi hoa lá hay cam quýt được. Chúng ta không thể tránh hoàn toàn các sản phẩm có mùi được vì điều đó là bất khả thi bởi dù là mùi thơm hay không thì hầu hết các sản phẩm cũng chứa mùi hóa chất chứ không hoàn toàn không mùi. Nếu có sử dụng hãy cố gắng chọn những thành phần lành tính nhất có thể.
Hương liệu thường có 3 loại: hương liệu nhân tạo, hương liệu chiết xuất từ thực vậy và tinh dầu. Trong đó hương liệu chiết xuất từ thực vật và tinh dầu được sử dụng nhiều nhất.
Hương liệu chiết xuất từ thực vật và tinh dầu thường được dùng nhiều (Nguồn: Beleza)
Ví dụ hương liệu được chiết xuất từ thực vật là hoa oải hương thường rất thơm, rất dễ chịu cho mũi, có thể chống vi khuẩn nhưng không có lợi cho da mà em ấy còn dễ kích ứng với da nhạy cảm, dễ làm chết tế bào da. Tuy là một thành phần lành tính nhưng em ấy cũng có những tác hại nhỏ, chính vì thế khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp có mùi oải hương thì các nàng nên chú ý một chút để tránh kích ứng nhất có thể.
Tương tự các em wintergreen (lộc đề xanh), lemon (chanh), cardamom (cây bạch đậu khấu), ylang-ylang, bergamot (một loại quả lai giữa cam-chanh), rose (hoa hồng), geranium (phong lữ), và nhiều loại dầu thực vật thơm nghe có vẻ dễ chịu và lành mạnh nhưng chúng cũng ít nhiều sẽ gây kích ứng đến làn da của bạn.
Hương liệu từ thực vật dễ gây kích ứng da (Nguồn: Trang Hannah)
Bên cạnh đó tinh dầu là nhóm các chất lỏng dễ bay hơi thu được từ thực vật, được sử dụng trong mỹ phẩm chủ yếu như một chất thơm phụ gia. Các thành phần đó hầu hết bao gồm hỗn hợp cồn, xeton, phenol, linalool, borneol, terpenes, camphor, pinene, axit, ether, aldehyes, và lưu huỳnh rất dễ gây kích ứng cho da.
Hương liệu còn là chất bảo quản mỹ phẩm có gốc nước (Nguồn: Trang Hannah)
Một số hương liệu còn dùng để làm chất bảo quản, nhất là trong các mỹ phẩm có gốc nước bởi nếu không có chúng thì các sản phẩm chăm sóc da sẽ ô nhiễm nấm, mốc và vi khuẩn gây hại cho da chỉ trong một thời gian ngắn. Đây cũng chính là lý do rất nhiều cô nàng không thích sử dụng các sản phẩm có gốc nước, lẫn mùi. Tuy nhiên các sản phẩm không mùi hầu như rất ít và không thể phù hợp với mọi loại da nên trước khi dùng chúng ta đọc review để tránh kích ứng cũng là ý hay.
Vân Du
Nguồn hình: Internet