Làm sạch là một trong những bước rất quan trọng đối với quá trình chăm sóc giúp da luôn khỏe mạnh. Để có thể loại bỏ hết cặn bẩn, dầu thừa… trên bề mặt da thì chúng ta cần phải nhờ tới sự trợ giúp của chất làm sạch có trong các sản phẩm. Để có thể nắm rõ hơn, các bạn hãy cùng Hilamdep điểm qua một số thành phần có khả năng làm sạch da thường gặp nha.
Chất làm sạch giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn… trên da (Nguồn: reviews)
Trong mỹ phẩm, chất làm sạch là các chất hoạt động bề mặt và tạo bọt đóng vai trò làm giảm sức căng bề mặt để nước có thể lan rộng và làm ướt da từ đó loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, mùi khó chịu… trên bề mặt da. Ngoài việc làm sạch, chúng còn thực hiện các chức năng khác như tạo bọt và nhũ hóa. Dựa vào thuộc tính ion trong nước, chất hoạt động bề mặt được chia thành 4 nhóm:
- Chất hoạt hóa âm (Anion)
- Chất hoạt hóa dương (Cationic)
- Chất hoạt hóa phi ion (Nonionic)
- Chất hoạt hóa lưỡng cực (Amphoteric)
1. Sulfates
Sunfates là chất hoạt động bề mặt được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc. Chúng thường xuất hiện với những cái tên như sodium lauryl sulfate (SLS) hay sodium laureth ether sulfate (SLES) trong các sản phẩm với công dụng tạo bọt và loại bỏ dầu thừa, cặn bẩn… khỏi bề mặt da hoặc tóc. Có khá nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng thành phần này có thể khiến da bị khô quá mức hay gây nên mụn trứng cá tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào công thức sản phẩm và làn da của bạn.
Sulfates được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, tóc với công dụng làm sạch và tạo bọt (Nguồn: sendflowers4)
- Sodium lauryl sulfate (SLS): có chức năng chủ yếu là chất hoạt động bề mặt nhưng cũng có thể được sử dụng như một chất nhũ hóa, dung môi hay dưỡng da.
- Sodium laureth sulfate (SLES): là chất hoạt động bề mặt được sử dụng thường xuyên trong các sản phẩm làm sạch da, cơ thể hoặc dầu gội và dịu nhẹ hơn so với sodium lauryl sulphate.
2. Hợp chất PEG
Các hợp chất PEG cũng là một trong những chất làm sạch quen thuộc có trong các sản phẩm (Nguồn: picdeer)
PEG là từ viết tắt của polyethylene glycol. Các hợp chất PEG thường được kết hợp với các acid béo và cồn béo để tạo ra nhiều thành phần có chức năng khác nhau như chất hoạt động bề mặt, chất làm mềm, chất ổn định… Một số hợp chất PEG có khả năng hoạt động như chất làm sạch có thể kể đến là EG-7 glyceryl cocoate, PEG-80 sorbitan laurate, và PEG-40 stearate.
3. Dihydrocholeth-30
Dihydrocholeth-30 được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da (Nguồn: fashyas)
Dihydrocholeth-30 còn được gọi là PEG-30 dihydrocholesteryl ester vừa là chất nhũ hóa vừa là chất hoạt động bề mặt. Nó thường được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm làm sạch, tẩy trang, toner và dưỡng ẩm.
4. PEG-10 phytosterol
PEG-10 phytosterol có nguồn gốc từ đậu nành (Nguồn: tokyodeli)
PEG-10 phytosterol là một thành phần tổng hợp hoặc có nguồn gốc từ đậu nành được sử dụng trong mỹ phẩm với vải trò là một chất làm sạch và chất nhũ hóa. Phytosterol từ đậu nành được công nhận là an toàn để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
5. Myristic acid
Myristic acid có trong hạt nhục đậu khấu (Nguồn: pixabay)
Myristic acid là một acid béo được tìm thấy trong hạt nhục đậu khấu, dầu dừa, dầu cọ… với nhiều công dụng trong việc làm đẹp. Nó có thể hoạt động như một chất làm sạch, chất hoạt động bề mặt và chất nhũ hóa. Ngoài ra, myristic acid cũng tạo bọt nên có thể khiến da bị khô.
6. Soap
Hầu hết xà phòng đều khiến da bị khô (Nguồn: pixabay)
Đây là một trong những chất làm sạch không nhất thiết phải được liệt kê trên bảng thành phần của sản phẩm. Chúng được tạo thành từ chất béo và kiềm. Hầu hết các sản phẩm có chứa chất làm sạch này đều có thể khiến cho da bạn bị khô.
7. Alcohol
Cồn cũng có thể hoạt động như một chất làm sạch (Nguồn: sagovi)
Alcohol là một nhóm các hợp chất hữu cơ thường được chia thành 2 loại là cồn khô và cồn béo, có đặc tính làm mềm (cetyl alcohol) hoặc hoạt động như một chất làm sạch (isopropanol).
8. Cocamide DEA và MEA
Cả DEA và MEA đều có khả năng tạo bọt và độ mịn cho sản phẩm (Nguồn: ameblo)
Cả cocamide DEA (diethanolamine) và MEA (monoethanolamine) đều được sử dụng rộng rãi với vai trò là chất nhũ hóa giúp tạo bọt và độ mịn cho sản phẩm. Chúng có nguồn gốc từ thực vật (thường là dầu dừa) hoặc được sản xuất tổng hợp.
9. Glyceryl behanate
Glyceryl behanate là chất làm sạch đa chức năng (Nguồn: byrdie)
Là một chất béo được sử dụng trong mỹ phẩm với nhiều chức năng bao gồm chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất hoạt động bề mặt.
10. Potassium hydroxide
Sản phẩn có nồng độ potassium hydroxide cao có thể ảnh hưởng tới làn da (Nguồn: fado)
Potassium hydroxide còn được gọi là dung dịch kiềm được sử dụng một lượng nhỏ trong mỹ phẩm để điều chỉnh độ ph của sản phẩm. Ngoài ra nó cũng được dùng như một chất làm sạch. Ở nồng độ cao, potassium hydroxide có thể ảnh hưởng tới da ngay cả khi chúng được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch.
11. Coconut
Coconut có thể loại bỏ dầu thừa trên da (Nguồn: notosnet)
Coconut là chất làm sạch được chiết xuất từ thực vật có khả năng loại bỏ dầu thừa và làm sạch khá hiệu quả. Đó cũng là lý do mà các sản phẩm làm sạch thường có nguồn gốc từ dầu dừa.
Hilamdep vừa cùng các bạn điểm qua một số chất làm sạch da thường gặp trong các sản phẩm rồi đó. Cùng tham khảo và chia sẻ với chúng tớ ý kiến của các bạn nha.
PN,
Nguồn hình: từ các web