Làn da bạch tuyết vẫn luôn là giấc mơ của nhiều cô gái Châu Á và những thành phần dưỡng trắng thì vẫn luôn được kiếm tìm. Nếu bạn cũng thuộc vào trường hợp trên thì ngay bây giờ hãy ngồi xuống đây, cùng Hilamdep tìm hiểu về một một loại acid hứa hẹn làm sáng các đốm nâu, cải thiện vùng da tối màu và cải thiện tông da của bạn. Đó là ngôi sao mới của chúng ta - Tranexamic Acid!
Tranexamic Acid là gì?
Tranexamic Acid là một chất ức chế plasmin. Tác dụng làm trắng của thành phần này tình cờ được phát trong nghiên cứu xuất huyết. Cơ chế hoạt động của Tranexamic Acid là:
- Tranexamic Acid (TA) = ức chế plasmin
- Plasmin = thành phần tăng cường việc sản sinh nội bào của arachidonic acid cũng như hormone α-MSH
- Arachidonic acid và hormone α-MSH = kích thích tổng hợp melanin
Như vậy, theo nguyên lý bắc cầu là, thông qua việc ức chế plasmin, em ý sẽ làm giảm khả năng tổng hợp melanin (tế bào biểu bì tạo hắc tố trên làn da).
Ảnh: @jelly_jilli
Tác dụng của Tranexamic Acid
Như đã nói ở trên Tranexamic Acid làm ảnh hưởng đến tốc độ sản sinh ra arachidonic acid, có nghĩa là có khả năng làm giảm các vết thâm, nám hình thành do tia UV gây ra. Đây là điều cần lưu ý bởi có nhiều nguyên nhân gây ra thâm, nám như: thay đổi nội tiết tố do có bầu hoặc do dùng thuốc, do sẹo,…. và Tranexamic Acid sẽ không thể có tác dụng trong những trường hợp này.
Tranexamic Acid không thể điều trị những thâm nám, tàn nhang do thay đổi hormone. Ảnh: refinery29.com
Ngoài việc điều trị, phục hồi những tổn thương da do ánh nắng mặt trời, thành phần này còn có khả năng ngăn chặn việc hình thành những đốm nâu, tàn nhang do tia UV gây ra. Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu chứng minh rằng Tranexamic Acid có tác dụng kháng viêm, chống kích ứng, dị ứng.
Ảnh: @3.48kg
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh về khả năng trị nám của Tranexamic Acid. Sau 5 đến 18 tuần điều trị bằng Tranexamic Acid lên da thì 80% phụ nữ bị nám và 75% phụ nữ tàn nhang đều đồng ý rằng nám và tàn nhang mờ đi trông thấy và màu da trở nên đều hơn. (Nghiên cứu được thực hiện dưới sự giám sát y tế với 33 bệnh nhân (25 người trong số đó đã bị nám và 8 trong số đó có tàn nhang).
Bảng so sánh Tranexamic và các thành phần dưỡng trắng khác. Ảnh: vi.wikipedia.org
Sử dụng Tranexamic Acid như thế nào?
Tranexamic Acid thường được sử dụng trong 3 dạng là bôi ngoài da, dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào da.
- Bôi ngoài da: Tranexamic Acid được đánh giá là thành phần khá an toàn, ít gây phản ứng phụ, thường được sử dụng với nồng độ dưới 3%. Ngoài ra Tranexamic Acid còn có rất nhiều ưu điểm như ổn định hơn với ánh sáng, nhiệt độ cao, độ pH, quá trình oxy hóa, không cần sự bảo vệ đặc biệt nào để duy trì lâu dài tác dụng làm trắng da.
Thêm vào đó, Tranexamic Acid thường được khuyên dùng với Vitamin C để tăng cường hiệu quả làm trắng. Lúc này Vitamin C sẽ hoạt động như một thành phần hỗ trợ giúp Tranexamic Acid thâm nhập sâu hơn, gia tăng khả năng hấp thụ Tranexamic Acid của tế bào da vùng xuất hiện đốm sắc tố.
☼ Gợi ý sản phẩm
Neogence Tranexamic Acid Brightening Mask. Ảnh: pikcat.com. Giá: ~40k/miếng
SkinCeuticals Discoloration Defense. Ảnh: @SkinCeuticals. Giá:~2tr300k/30ml
SkinMedica Lytera 2.0 Pigment Correcting Serum. Ảnh: Allure. Giá: ~3tr600k/60ml.
- Dạng viên uống: Để tránh các phản ứng phụ, Tranexamic Acid dạng viên uống được sử dụng với nồng độ thấp trong thời gian ngắn. Cụ thể, liều lượng thuốc tối đa là 250 mg/ ngày, sử dụng tốt nhất tối đa đến 3 tháng rồi nghỉ. Bạn cũng có thể kết hợp Tranexamic Acid dạng bôi và dạng uống với nhau.
☼ Gợi ý sản phẩm
Transino White C. Ảnh: nhommua.com. Giá: ~750k/180 viên
- Dạng tiêm trực tiếp: Hiện tại có khá ít thông tin cũng như thí nghiệm về phương pháp tiêm Tranexamic Acid vào da. Trong một thử nghiệm khác với 100 phụ nữ bị nám da trong 12 tuần, khi tiêm Tranexamic Acid người ta nhận thấy chất này dung nạp vào cơ thể rất tốt và 76.5% người tham gia cho rằng làn da đã sáng hơn và vùng nám cũng mờ hẳn. Tuy nhiên đây chỉ là thí nghiệm ngắn hạn, chưa có thí nghiệm dài hạn để nghiên cứu về phản ứng phụ của người dùng.
Sau bài viết này, bạn có ý định bổ sung Tranexamic Acid vào skincare routine của mình không?
Thục Quyên
Bài viết có tham khảo nguồn: theingredientsobsession.com