1. Urea là gì?
Cùng với lipid biểu bì và protein, da chứa 3 Yếu tố Dưỡng ẩm Tự nhiên (Natural Moisturising Factor – NMF): Urea, Axit lactic và các Axit amin. Các thành phần này được sản sinh trong quá trình sừng hóa (keratin hóa), xảy tra trong quá trình tự tẩy tế bào chết của da. Như vậy thực chất các chất này là một chất thải của cơ thể, được bài tiết và tái sử dụng ở lớp trên của da nhằm mục đích dưỡng ẩm.
Ảnh: @sokoskincare
Trong đó urea là chất dưỡng ẩm tự nhiên hiệu quả nhất, được da tạo từ protein và chiếm 7% NMF trong lớp da ngoài (lớp sừng). Urea có mặt trong lớp da bề mặt (biểu bì) và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng độ ẩm cũng như độ mềm mại cho da. Nhờ tính thân thiện với làn da (thì nó vốn là một thành phần có mặt trên da chúng ta mà!) mà urea rất lành tính, ít gây dị ứng và thường có mặt trong các sản phẩm dưỡng ẩm.
2. Công dụng của urea
Công dụng lớn nhất của urea chính là dưỡng ẩm đa tầng. Nói đến thành phần dưỡng ẩm thì chúng ta thường chỉ nghe nói đến hyaluronic acid. Tuy nhiên hyaluronic acid có 1 nhược điểm là kích thước phân tử quá lớn (đó là lí do mà những sản phẩm chứa thành phần này thường có texture sền sệt) nên thường chỉ hoạt động ở bề mặt da. Trong khi đó, urea lại có khả năng thâm nhập và vận chuyển nước đến tầng da sâu hơn, giúp tái tạo và dưỡng ẩm cho da.
Ảnh: @ponysmakeup
Không chỉ có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu da với nồng độ trên 10% urea còn có khả năng tẩy tế bào chết mà vẫn ít gây kích ứng cho da. Bởi vậy những cô nàng sở hữu làn da nhạy cảm hoàn toàn có thể tìm kiếm những sản phẩm urea 10% để loại bỏ lớp da chết mà vẫn dịu nhẹ với làn da.
3. Urea phù hợp với loại da nào?
Làn da phù hợp nhất để sử dụng urea là da bị mất nước và lớp màng bảo vệ da bị tổn thương. Biểu hiện của loại da này là da khô, bong tróc, da nhạy cảm, dễ dị ứng với sự thay đổi điều kiện môi trường. Lúc này bổ sung urea sẽ thấm sâu, dưỡng ẩm và làm dịu da ngay lập tức.
Ảnh: @barelytherebeauty.com
Ngoài ra một số nghiên cứu đã cho thấy khi da bị chàm, vảy nến và viêm da thì nồng độ urea trong da giảm thấp. Cụ thể, mật độ urea giảm 50% khi da khô, giảm 40% khi da bị vảy nến và giảm đến 85% ở da bị chàm cơ địa (viêm da cơ địa). Bởi vậy đây cũng là những trường hợp rất nên bổ sung sản phẩm chứa urea trong sincare routine.
4. Gợi ý sản phẩm
Eucerin Intensive 10% Urea Treatment Cream. Giá: ~400k/100ml. Ảnh: Natures Best
Hada Labo Skin Plumping Gel Cream (5% urea) . Ảnh: rolala loves. Giá: ~336k/1,76oz
Hada Labo Premium Lotion (3% urea). Ảnh: mywomenstuff.com. Giá- ~280k/170ml
Sebamed Extreme Dry Skin Relief Face Cream (5% urea). Ảnh: sebamedusa.com. Giá: ~400k/50ml
Hy vọng sau bài viết này bạn lại bổ sung thêm một thành phần dưỡng da yêu thích!
Thục Quyên
Bài viết có tham khảo nguồn: https://voila-blog.com/loi-ich-cua-urea-doi-voi-da-kho-da-nhay-cam/