Có bao giờ các nàng thắc mắc tại sao các hãng mỹ phẩm tên tuổi thường chia ra hai loại kem dưỡng khác nhau cho ngày và đêm không nhỉ? Cùng là kem dưỡng thôi mà, liệu như vậy có… “phiền phức” và tốn kém quá không nhỉ? Liệu chúng mình chỉ dùng một sản phẩm cho cả hai buổi sáng và tối thì có ổn không? Hôm nay hãy để chúng tớ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc và trả lời câu hỏi tại sao chúng mình cần 2 loại kem dưỡng khác nhau cho ban ngày và ban đêm nhé.
1. Kem dưỡng da ban ngày
Thông thường về ban ngày, da chúng ta sẽ phải tiếp xúc với những tia UV từ ánh nắng mặt trời, sự ô nhiễm và các tác nhân độc hại từ môi trường bên ngoài. Cho dù chúng mình có che chắn kĩ lưỡng tới đâu thì việc chống lại tất cả các tác động ngoại cảnh này một cách triệt để gần như là không thể.
Ban ngày da chúng mình sẽ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (Ảnh: dkpopnews.net)
Kem dưỡng ngày có nhiệm vụ chống lại tác nhân gây hại từ môi trường cho da (Ảnh: iwetto.com)
Không thể thiếu chỉ số chống nắng SPF (Ảnh: makeupandbeauty.com)
Kem có kết cấu kem mỏng nhẹ hơn để phù hợp cho cả ngày dài (Ảnh: makeupandbeauty.com)
Chính bởi vậy trong những loại kem dưỡng da ban ngày, các hãng mỹ phẩm sẽ thường sản xuất sản phẩm có chứa chỉ số SPF chống nắng và các thành phần có khả năng chống lại những tác nhân có hại từ môi trường , đồng thời sẽ có chất kem mỏng nhẹ hơn rất nhiều so với kem dưỡng ban đêm. Trong thời gian ban ngày, chúng mình sẽ thường trang điểm và đổ mồ hôi nhiều nên chất kem dưỡng cũng được “điều chế” sao cho phù hợp để nằm dưới lớp makeup mà không gây bí da, đổ dầu cho chị em ta đó.
Kem ngày thường thẩm thấu nhanh hơn (Ảnh: nourishyourglow.com)
Không gây nặng mặt để phù hợp nằm dưới lớp trang điểm (Ảnh: bbeautilicious.com)
Chúng có thể như dạng lotion và không nhất thiết phải nằm trong hũ jar đâu nhé (Ảnh: thenotice.net)
Những loại kem dưỡng da ban ngày thường được phái đẹp chúng mình lựa chọn sẽ là dạng lotion, gel hoặc kem mỏng, có khả năng thẩm thấu nhanh và không gây nặng mặt chính bởi lí do trên đó. Những sản phẩm kem dưỡng ban ngày tốt thường sẽ làm tốt nhiệm vụ vừa chống nắng, vừa dưỡng da đủ ẩm mà không gây bí da đấy nhé.
2. Kem dưỡng da ban đêm
Nếu như ban ngày, chúng mình phải hoạt động nhiều, đổ mồ hôi và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh mặt trời thì khi về đêm, da hoàn toàn được thả lỏng và trong trạng thái tĩnh lặng nhất. Một giấc ngủ đủ từ tầm 6 - 8 tiếng ban đêm sẽ khiến da có thời gian tái tạo và thải độc rất tốt đó.
Da sẽ được hoàn toàn nghỉ ngơi trong giấc ngủ hàng đêm của chúng mình (Ảnh: hercs.com)
Vậy nên kem dưỡng đêm sẽ không có chỉ số chống nắng (Ảnh: thisgirlloveschic.com)
Có texture đặc hơn kem ngày (Ảnh: futurederm.com)
Đương nhiên texture đặc như vậy sẽ không phù hợp cho ban ngày rồi phải không nào? (Ảnh: makeupalley.com)
Chính vì lí do đó, thay vì chỉ số chống nắng, kem dưỡng đêm lại tập trung vào việc dưỡng ẩm, tái tạo da và đặc biệt là chống lão hóa. Các thành phần trong kem dưỡng đêm cũng sẽ chứa những thành phần để làm tốt các nhiệm vụ này. Riêng về khâu dưỡng ẩm, độ dưỡng của các loại kem đêm cũng sẽ cao hơn kem dưỡng ban ngày do ban đêm khi ngủ, chúng ta không vận động, không đổ mồ hôi nên không sợ việc dưỡng ẩm cao sẽ làm da đổ dầu hoặc quá bí nhé.
Kem đêm chứa các chất dưỡng ẩm sâu và chống lão hóa (Ảnh: beautybakingbella.com)
Kem đêm của The Body Shop (Ảnh: denizkomurcu.com)
Ban đêm là thời gian tuyệt vời để da được thải độc và tái tạo (Ảnh: beautezine.com)
Các loại kem dưỡng đêm đương nhiên cũng có texture đặc hơn kem ngày và đòi hỏi thời gian thẩm thấu lâu hơn kem dưỡng ban ngày. Chính bởi vậy, các chuyên gia da liễu luôn khuyên chúng ta hãy thực hiện chu trình dưỡng da ban đêm ngay trước khi đi ngủ, để sau đó da chúng ta sẽ có thời gian “ngấm” dưỡng chất, đào thải độc tố và được tái tạo trong suốt giấc ngủ dài.
3. Những thành phần nên có trong kem dưỡng ngày và đêm
Sau khi biết được lí do vì sao các hãng mỹ phẩm chia ra hai loại kem riêng biệt cho ngày và đêm rồi, chúng ta đã hiểu vì sao không nên dùng chung một hũ kem dưỡng cho cả ngày rồi phải không nào? Ngoài việc ý thức được việc phải sử dụng 2 loại kem riêng biệt, chúng mình cũng nên có một số kiến thức về những thành phần cơ bản cần có trong kem dưỡng ngày và đêm để có sự lựa chọn sáng suốt nhất cho làn da nhé.
**Kem dưỡng ban ngày:
- Thành phần chống nắng (SPF): Đương nhiên trong kem dưỡng ban ngày không thể thiếu thành phần chống nắng (chỉ số SPF) khi da chúng ta sẽ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dù có thể không ra đường nhiều nhưng việc ngồi làm việc cạnh cửa sổ có nắng cũng khiến chúng ta cần che chắn làn da với một kem dưỡng có chỉ số SPF đó nhé.
Kem dưỡng ngày sẽ chứa nhiều thành phần chống oxy hóa (Ảnh: jessoshii.com)
Và chỉ số SPF chống nắng (Ảnh: iheartnailart24.blogspot.com)
- Chất chống oxy hóa (Antioxidants): Chất chống oxy hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tình trạng khô da. Da bị khô và mất nước cũng là một hệ quả của việc để da tiếp xúc với ánh mặt trời và các tác nhân ô nhiễm khác từ môi trường quá nhiều. Nên chọn các kem dưỡng ngày có chứa viatmin C (ascorbic acid), vitamin E (alpha tocopherol) và các hoạt chất chiết xuất từ trà xanh, chúng sẽ bảo vệ da bạn khỏi tia UV và các tác nhân gây hại từ môi trường.
****Gợi ý sản phẩm: Kem dưỡng ngày có SPF giá bình dân cho da nhạy cảm
**Kem dưỡng ban đêm:
- Thành phần chống lão hóa (Anti-aging): retinol, glycolic acid hay hyaluronic acid là những hoạt chất chống lão hóa điển hình mà chúng mình nên tìm kiếm trong một sản phẩn dưỡng da về đêm. Khi ngủ say, da chúng ta sẽ có thời gian được tái tạo, phục hồi, da được trẻ hóa nên không thể thiếu những thành phần chống lão hóa nhé.
Kem dưỡng đêm sẽ tập trung cấp ẩm, làm mịn da (Ảnh: beautezine.com)
Làm căng da và trẻ hóa làn da là không thể thiếu (Ảnh: beautycookskisses.com)
- Thành phần cấp ẩm sâu và làm mịn da (Humectants và Emollients): ban đêm, da có thời gian ngấm được những dưỡng chất “nặng đô” hơn so với ban ngày, nên hãy chú trọng vào các hoạt chất có khả năng cấp ẩm tốt như glycerin, niacinamide hay urê. Bên cạnh đó, các emollients (chất làm mịn) có khả năng lấp đầy các khoảng trống giữa các tế bào sừng trong lớp ngoài của da, làm da mịn màng hơn và cũng làm chậm quá trình da bị mất độ ẩm. Chất làm mịn thường gặp là Ceramides, bơ hạt mỡ (shea butter), bơ ca cao (cocoa butter), dầu khoáng (mineral oil), petrolatum, dầu oliu (oleic acid),...
Kem đêm không thể thiếu chức năng chống lão hóa (Ảnh: shopify.com)
****Gợi ý sản phẩm: Top 5 kem dưỡng trắng da ban đêm tốt nhất hiện nay
Nếu có điều kiện, hãy cố gắng “đầu tư” cả kem ngày và kem đêm nhé mọi người (Ảnh: thehappysloths.com)
Việc lựa chọn sử dụng một loại kem dưỡng cho cả ban ngày và ban đêm thực chất không gây hại, nhưng sẽ khiến tác dụng dưỡng da không thực sự hiệu quả (ví dụ sử dụng kem đêm cho ban ngày sẽ khá nặng mặt, bí da và thiếu SPF bảo vệ da khỏi tia UV, trong khi sử dụng kem ngày về đêm lại không cung cấp đủ độ ẩm và các chất giúp chống lão hóa, tái tạo da cần thiết).
Các hãng mỹ phẩm danh tiếng sản xuất riêng biệt kem dưỡng ngày và đêm là có lí do cả các nàng nha (Ảnh: songbirdechoes.com)
Hilamdep hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho những nàng nào còn lơ mơ và thắc mắc rằng tại sao mình nên sử dụng 2 loại kem dưỡng khác nhau cho ban ngày và ban đêm rồi nhé. Chúc các nàng luôn có sự lựa chọn hợp lí và sáng suốt nhất cho làn da của mình nhen.
------------------------
Khủng Long Vàng,