HiLamDep.com

Bổ Sung Kẽm Để Trị Mụn Có Thực Sự Hiệu Quả?

Mụn luôn là kẻ thù không đội trời chung của mọi phụ nữ. Bởi vậy những phương pháp điều trị mụn hiệu quả luôn được chị em săn lùng ráo riết, nhiệt tình. Nếu đã từng trải qua cuộc chiến đấu với mụn, hẳn bạn đã từng nghe đến cách bổ sung kẽm để giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn và giúp các vết thương trên da mau lành hơn. Tuy nhiên, dưới góc nhìn chuyên gia da liễu, phương pháp này có thực sự đem lại hiệu quả? Lướt chuột ngay xuống dưới để tìm hiểu nhé!


Kẽm được dùng để trị mụn như thế nào?


Thông thường để trị mụn người ta sử dụng kem theo 2 cách: đường uống và đường bôi (thường có trong kem hoặc serum). 
Với phương pháp bôi ngoài da, kẽm là một thành phần kỳ diệu có trong hũ kem chống hăm – sản phẩm mà rất nhiều người khẳng định về khả năng "xóa sổ" mụn đáng kinh ngạc. Kẽm được coi là có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, từ đó làm dịu những tổn thương do mụn gây ra. Cũng nhờ ưu điểm này mà kẽm cũng rất được tin dùng để điều trị các bệnh về da như rosacea hay eczema.
 


Xem hình ảnh đầy đủ


Lọ kem trị hăm này chứa thành phần kẽm và được chị em đánh giá cao về khả năng trị mụn. Ảnh: Kuni Shop
 


Xem hình ảnh đầy đủ

 
Hình ảnh trước và sau khi dùng Sudocream. Ảnh: BeautyHealthPlus


Bên cạnh đó, việc bổ sung kẽm theo đường uống cũng đem lại kết quả khả quan trong việc điều trị mụn. Theo bác sĩ da liễu Sejal Shah tại New York, Mỹ: "Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm nghiệm xem sử dụng kẽm một mình hay khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể chữa được mụn không; và kết quả là kẽm có thể giúp giảm mụn.”

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cách kê đơn chữa mụn truyền thống vẫn có hiệu quả hơn. Trong một nghiên cứu năm 2001 của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, người ta đã so sánh giữa kẽm và minocycline (một loại kháng sinh thường được kê trong đơn thuốc chữa mụn) thì thấy rằng kẽm có đem lại hiệu quả nhưng thấp hơn minocycline là 17%.


Ý kiến của bác sĩ da liễu


“Cá nhân tôi cho rằng uống kẽm không được coi là một phương pháp trị mụn chính thống. Cho đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng nào công nhận kẽm như là một phương pháp trị mụn” Bác sĩ da liễu Shari Marchbein ở New York, Mĩ khẳng định.

Joshua Zeichner, giám đốc một trung tâm da liễu ở New York cũng đưa ra ý kiến tương tự: “Uống kẽm chưa từng được coi là ưu tiên khi trị mụn và nhìn chung, phương pháp này cũng không tốt bằng cách trị mụn truyền thống. Việc uống kẽm chỉ nên được bổ sung để hỗ trợ chứ việc uống kẽm không thể thay thế những phương pháp trị mụn truyền thống”. 
 


Xem hình ảnh đầy đủ


Kẽm vẫn có tác dụng trị mụn nhưng không hiệu quả bằng các phương pháp truyền thống. Ảnh: Hailey Wait


Tuy nhiên Joshua cũng cho rằng, dù uống kẽm không hiệu quả bằng phương pháp truyền thống nhưng sản phẩm bôi ngoài da chứa thành phần kẽm vẫn có thể được sử dụng như một cách để đẩy nhanh quá trình trị mụn: "Kẽm sẽ giúp ích nhiều cho những ai đang bị mụn bọc, mụn đầu trắng hay mụn đầu đen…".

Tóm lại, dù không hiệu quả bằng phương pháp trị mụn truyền thống nhưng điều này không có nghĩa là kẽm không thể có mặt trong chu trình dưỡng da trị mụn của bạn. Nếu bạn đang có ý định muốn thử, đừng ngần ngại đặc, biệt là khi bạn đã muốn tìm kiếm một phương pháp tự nhiên thay vì sử dụng kháng sinh để trị mụn. Đương nhiên, để tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài mong muốn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước đã nhé!


Những sản phẩm gợi ý


 


Xem hình ảnh đầy đủ


Blackmores Bio Zinc. Ảnh: Deskgram. Giá: ~660k/168 viên
 


Xem hình ảnh đầy đủ


Viên uống bổ sung kẽm DHC . Ảnh: @tikamoru. Giá: ~300k/30 viên


 

Xem hình ảnh đầy đủ


Puritan’s Pride Zinc For Acne. Ảnh: . Giá: ~350k/100 viên. Ảnh: twdaily


Bạn đã sử dụng kẽm để trị mụn bao giờ chưa? Kết quả như thế nào, chia sẻ cho Hilamdep và mọi người cùng biết với nhé!

 

Thục Quyên
Bài viết có tham khảo nguồn: https://www.allure.com/story/zinc-for-acne?verso=true