Xu Hướng Làm Đẹp

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp

Đã từ lâu, các loài động vật nhỏ luôn bị con người xem như một “công cụ”, “đối tượng” để phục vụ cho đời sống của mình. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp thời trang và mỹ phẩm. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều bài báo, câu chuyện lên tiếng vì sự tàn bạo của con người trong cách đối xử với các sinh mệnh yếu thế. Tất nhiên, làm đẹp không xấu, nhưng liệu làm đẹp dựa trên sự đau đớn liệu có nên chăng? Những hành động này có mức “báo động” lớn thế nào? Cùng Hilamdep tìm hiểu nhé.
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Một trong những bộ phim đầu tiên lên án ngành công nghiệp thuộc da


Cá Sấu Và Túi Hermes “Tỷ Đồng”


Những chiếc túi trăm triệu của Hermes là niềm mơ ước của rất nhiều cô gái trên quả đất: sành điệu, kiêu sa và đầy đẳng cấp.

Tuy nhiên, đây cũng chính là “địa ngục trần gian” của hàng loạt chú cá sấu sông Nile. Mimi Bekhechi - Giám đốc chương trình quốc tế của Tổ chức Bảo vệ động vật PETA đã từng phát biểu: "Mỗi chiếc túi Birkin hay dây đồng hồ Hermes đều tương đương với một mạng sống, mạng sống của những con vật phải chịu một cuộc sống khổ sở và một cái chết khủng khiếp. Người ta bỏ ra hàng ngàn đô la cho những món đồ như vậy nhưng chính những con cá sấu tại những trang trại này lại đang phải trả giá" .
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp.
Mẫu túi Himalayan Crocodile Birkin được làm từ da cá sấu bạch tạng cực kỳ quý hiếm


Những đoạn video lên án cách giết hại cá sấu một cách tàn bạo đã được tung ra với phần lớn cảnh quay được lấy từ những chiếc camera được giấu kính trong các phân xưởng tại Zimbabwe hay Texas. Túi xách Hermes Birkin hào nhoáng và gây sóng toàn thế giới có giá khoảng 53.000USD được tạo ra từ 3 chú cá sấu 3 tuổi – khoảng thời điểm “đẹp đẽ nhất” của da cá xấu. Công đoạn lột da như sau:
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Cá sấu không được chết nhân đạo, chúng bị lột da khi còn đang sống. 


•    Con vật khốn khổ sẽ bị gây mê bằng súng bắn thẳng vào đầu. Sau đó, dùng một chiếc dao bén để cứa và tách da từ vùng cổ. Ở một số cá thể, khi thuốc gây mê không có tác dụng, chúng sẽ bị khống chế bằng một thanh sắt dài đâm dọc theo xương sống để gây tổn thương não. 
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Một công nhân Zimbabwe hướng dẫn – “Sau đó anh dúi mũi nó xuống, xương sống của nó sẽ oằn lên khiến anh dễ dàng chọc một thành sắt dài nhọn chạy dọc xương sống


•    Tiếp theo, chúng sẽ bị treo ngược để đốc hết máu và ngâm trong thùng đá lạnh. Ở giai đoạn này, những chú cá xấu đã chết sẽ được coi là may mắn hơn rất nhiều những đồng loại còn thoi thóp sống vì đây sẽ là khoảnh khắc đau đớn tột cùng.
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Chúng sẽ bị treo ngược để đốc hết máu


•    Sau khi đã lột da, ở một số nơi, “phần còn lại” của cơ thể sẽ được dùng để nuôi chính đồng loại của chúng đang phải sống trong điều kiện tồi tệ, bẩn thỉu.
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Khoảng khắc đau đớn tột cùng của những con cá sấu chẳng may còn sống đến giai đoạn này


Những con thú nhỏ và ngành công nghiệp mỹ phẩm


Phụ nữ yêu làm đẹp, mỗi lần đi mua sắm, chúng ta đều rất vui vẻ hạnh phúc. Nhưng mấy ai biết rằng, có thể trong phòng thí nghiệm của các nhãn hàng nổi tiếng đã và đang chứa đựng sự thống khổ vô bờ của các loài động vật được loài người mệnh danh là “những sinh vật thiên thần”.
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Những chú mèo được mệnh danh là “boss” đang phải chịu khổ như thế này


Ở một số quốc gia như Trung Quốc, chính quyền đặc ra các quy định về việc tất cả các hãng mỹ phẩm được bày bán trong lãnh thổ quốc gia này cần phải được thí nghiệm, kiểm tra trên động vật trước khi sử dụng trên cơ thể người. Vậy nên, nếu muốn xâm nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới, các hãng mỹ phẩm sẽ dùng danh nghĩa “vì cái đẹp” để lạm dụng, hành hạ tính mạng của các giống loài nhỏ bé, yếu ớt khác.
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Người bạn trung thành nhất của loài người cũng chịu chung số phận


•    Chuột hamster và thỏ là hai loài sinh vật đáng yêu nhất quả đất. Nhưng đồng thời cũng là giống loài bị hành hạ nhiều nhất trong các cuộc thí nghiệm tạo ra sản phẩm mới.
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Thỏ dễ thương, đáng yêu là đối tượng bị hành hạ nhiều nhất


•    Theo sau đó là khỉ, loài vật có ADN gần với loài người nhất là khỉ cũng bị mang ra mổ xẻ
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
“Người họ hàng” xa của chúng ta cũng “được” mang mổ xẻ


•    Ngạc nhiên hơn, đến cả những “người bạn thân nhất” của loài người là chó, mèo cũng được đưa vào những trận “đồ sát” tàn bạo này. Thậm chí có hãng còn sử dụng cả chó săn để kiểm tra xem sản phẩm của họ có ảnh hưởng đến mắt không. Nếu có phản ứng, họ sẽ loại bỏ con mắt bị hư và thí nghiệm trên con mắt còn lại.
 

“Bóc Mẽ” Sự Tàn Bạo Phía Sau Vẻ Hào Nhoáng Của Ngành Công Nghiệp Làm Đẹp
Những thương hiệu Cruelty-free thường thấy


Tìm hiểu thêm về các hãng mỹ phẩm Cruelty-free ở bài Blog “Mỹ Phẩm Hiệu Quả Là Chưa Đủ, Mà Còn Cần “Nhân Đạo”


Những hình ảnh này thường được giấu kín vì các “ông lớn” lo sợ rằng người tiêu dùng cũng như các tổ chức bảo vệ động vật sẽ làm ảnh hưởng đến doanh số của họ. Có một số người cho rằng nếu dùng động vật để thử nghiệm các bài thuốc “trị ung thư hoặc mãn tính” là một hành động bắt buộc, “vì nghĩa lớn”, nhưng sử dụng tính mạng và cuộc sống của chúng chỉ để “làm đẹp” cho bản thân thì liệu có nên không? Câu trả lời nằm ở các bạn, cùng phản hồi cho chúng tớ biết nhé. 


                                    Carmila Tran, 
                                [Nguồn ảnh Internet]

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận