Thông thường khi mụn xuất hiện, sẽ có 2 luồng ý kiến khi được hỏi về cách xử lý là: nhất quyết không được nặn và phải nặn hết nhân thì mới hết mụn. Và từ sự “bối rối” không hề nhẹ này, Hilamdep quyết định viết một bài để giải đáp khúc mắc này của các bạn. Có nên nặn mụn hay không? Và lúc nào thì nên nặn, nặn ra sao và thế nào để không bị sẹo rỗ hay lây lan mụn?
Vấn đề mà nhiều bạn thắc mắc: Có nên nặn mụn hay không?
1. Có Nên Nặn Mụn Hay Không?
Đáp án cho câu hỏi này là: tùy trường hợp.
Vì đối với các loại mụn khác nhau, và còn phụ thuộc vào tình trạng da thì bạn mới có thể quyết định là nên nặn mụn hay không. Như đã biết, có khoảng 4 loại mụn phổ biến nhất, và tất nhiên không phải loại nào cũng nặn được:
- Mụn đầu trắng, đầu đen: các loại mụn này thường có nhân mụn cứng, đầu mụn nhỏ. Và đặc trưng loại mụn này cần phải lấy nhân mới có thể hết cảm giác sần sùi mất thẩm mỹ và tránh tình trạng sưng viêm và chuyển biến thành dạng mụn đỏ khó trị.
- Mụn sưng đỏ: mụn này thường sẽ hơi đau nhức và sẽ khó thấy rõ đầu mụn. Ở giai đoạn đầu thì không nên nặn mà phải chờ mụn gom cồi, nhân cứng và đầu mụn hết sưng đỏ mới có thể lấy nhân.
- Mụn bọc, mụn nang: tuyệt đối không được nặn, loại mụn này có chân mụn rất sâu và tổn thương vùng da khá rộng, không nên nặn và bạn nên gặp bác sĩ để hỏi thăm cách chữa trị loại mụn này.
Không phải mụn nào bạn cũng có thể tự ý nặn được đâu
Để biết về loại mụn mà bạn đang phân vân có nên nặn hay không, tham khảo bài viết Cách phân biệt các loại mụn mà mình đã viết nhé!
2. Khi Nào Thì Nên Nặn Mụn?
Khi tình trạng mụn biến chuyển nặng, với các nốt mụn xuất hiện dày đặc và trên diện rộng thì bạn không nên nặn. Vì nặn mụn lúc này sẽ gây tình trạng viêm nhiễm lây lan và tạo quá nhiều tổn thương da cùng một lúc. Giải pháp lúc này là nên dùng các sản phẩm skincare đặc trị cho da mụn trước để tình trạng thuyên giảm. Sau đó tùy vào tình trạng da mà xử lý, nặn mụn theo từng vùng để tránh gây tổn thương da quá nhiều trong cùng 1 thời điểm.
Chăm sóc da theo routine cho da mụn trước khi nặn
Dòng Effaclar của La Roche-posay dành cho da mụn được đánh giá là khá hiệu quả
Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể thử dòng xanh dương cho da mụn của Murad
** Trường hợp mụn ít
Với số lượng mụn có thể “đếm trên đầu ngón tay”, bạn có thể tự nặn tại nhà nhưng vẫn luôn nhớ tùy loại mụn (theo mục 1) mà nặn hay không nhé. Về cách nặn mụn tại nhà an toàn mà không để lại thâm sẹo thì mọi người có thể tham khảo ở bài viết này:
Cách nặn mụn tại nhà không để lại thâm sẹo
** Trường hợp mụn nhiều và trên diện rộng
Đối với trường hợp này, nếu tự ý nặn hoặc nặn tại các spa kém chất lượng sẽ rất dễ để lại các biến chứng như viêm da, nhiễm trùng, thậm chí là mụn trở nên nặng hơn do nhân mụn chưa được lấy hết. Lúc này, bạn nên ghé bệnh viện da liễu, phòng khám của các bác sĩ chuyên khoa hoặc các clinic chất lượng (Vichy, Dermalogica, Pan Clinic, Nitipon,…) để xin lời khuyên về cách chữa trị thích hợp.
Phương pháp lấy nhân mụn bằng laser sẽ giúp trị tận gốc mụn tốt hơn cả
3. Chăm Sóc Da Sau Khi Nặn Mụn
Làn da sau khi nặn mụn thường rất nhạy cảm và đỏ, sưng nên cần sự chăm sóc đặc biệt hơn bình thường. Sau khi nặn mụn về, da sẽ sưng đỏ, lúc này bạn không nên dùng các sản phẩm đặc trị hoặc serum, toner, mà chỉ dưỡng da tối giản với sữa rửa mặt dịu nhẹ nhất (hoặc nước muối sinh lý pha loãng) và kết thúc với kem dưỡng ẩm dịu nhẹ. Áp dụng routine này trong vòng 1-2 ngày kể từ khi nặn mụn nhé
Sữa rửa mặt dịu nhẹ, không làm khô căng da thích hợp cho da vừa nặn mụn:
Dòng Toleriane của La Roche-posay có các sản phẩm nhẹ dịu cho da tổn thương
Sữa rửa mặt nhẹ dịu của hãng Eucerin cho da ửng đỏ, nhạy cảm
Kem dưỡng nên chọn loại có chứa ceramide (giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và màng ẩm tự nhiên của da), chiết xuất rau má (tiếng Anh là centella) hoặc madecassoside (giúp làm dịu da và kháng viêm rất tốt):
Hãng Dr.Jart+ có dòng Cicapair (chứa centella) và Ceramidin (chứa ceramide)
Cicaplast thíc hợp cho da dầu, Cicaplast Baume B5 chất dày hơn thích hợp với da khô
Nặn mụn không xấu nhưng nếu lạm dụng, mụn nào cũng nặn và không biết xử lý đúng cách không những giúp da bạn hết mụn mà còn làm tình trạng nặng thêm rất nhiều và khó chữa trị hơn. Do đó, trước khi nặn mụn nhớ “lắng nghe” làn da của mình, quan sát kỹ xem nhân mụn đã cứng, mụn đã hết sưng nhức chưa nhé!
---------------------
Viết review nhận quà miễn phí hàng tuần tại Hilamdep, tải app ngay tại Appstore ; Googleplay (CH Play)
TRANG TRẦN,
Nguồn hình: Internet