Xu Hướng Làm Đẹp

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake

Đối với chị em phụ nữ nói chung và các tín đồ “nghiện mỹ phẩm” nói riêng, vấn đề mua nhầm hàng fake là vấn đề đau đầu nhất. Nếu như hàng fake của các sản phẩm cao cấp như son M.A.C, SK-II,.. khó có thể đánh lừa được người tiêu dùng bởi giá cả, thì chúng ta vẫn đang lạc trong ma trận hàng nhái bởi những sản phẩm “rẻ bèo”.

Cùng Hilamdep điểm qua một số sản phẩm làm đẹp từ handmade đến drugstore vẫn bị làm giả tràn lan trên thị trường và một số tips phát hiện ra chúng


1.    Amok


Những thỏi son Amok được coi là “bom tấn” trong các dòng son kem vào cuối năm ngoái, và chắc chắn nằm trong list must-have của hầu hết nhiều cô gái trong năm 2017 này. Amok nổi tiếng vì tone màu phù hợp với phụ nữ châu Á và giá cả vừa túi tiền. Thế nhưng, trôi theo cơn sốt này là hàng loạt những thỏi son Amok bị làm giả cả thị trường trong và ngoài nước.
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Cùng mã màu C06 nhưng Amok thật (trái) có màu đậm hơn


** Tips nhận biết

  • Tone màu nhạt hơn phiên bản gốc
  • Thỏi son không mượt và chắc chắn, dễ bị gãy
  • Chất son lên môi bị bột


2.    Bbia


Thỏi son đình đám tiếp theo và cũng là thỏi son có lượng hàng nhái khủng nhất cuối năm ngoái chính là Bbia. Với giả cả chưa đến 200K nhưng nhiều bạn gái vẫn rất đau đầu khi mua nhầm hàng fake. Tuy nhiên, mình khá thú vị khi biết được dấu hiệu mà hãng cố tình làm để chống lại hàng fake thông qua mã số dán trên vỏ hộp
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Số dán trên vỏ hộp Bbia thật luôn không nguyên vẹn phần trên


** Tips nhận biết

  • Phiên bản vỏ màu đỏ Version 1 chỉ từ màu 01 đến 05, vỏ màu xanh Version 2 từ 06 đến 12, còn fake có tận 12 màu 1 version
  • Vỏ hộp fake to đùng và không có logo cuối hộp
  • Kích cỡ của vết chấm trên thân son đối với hàng fake sẽ nhỏ hơn hàng auth
  • Mã màu dán trên vỏ hộp không nguyên vẹn là son thật, thông thường sẽ bị mất ở trên đầu, còn hàng giả số trên mã màu sẽ nguyên vẹn. Đây là điểm mà ban đầu mình tưởng do hãng sơ suất
  • Các chi tiết trên thỏi son như hạn sử dụng, giới thiệu trên vỏ hộp đều có màu nhạt là son giả


3.    Tẩy trang Byphasse


Thương hiệu mỹ phẩm Nga giá rẻ vẫn không thể trốn được phốt hàng fake. Dường như những sản phẩm bắt đầu được săn đón, đồng nghĩa hàng nhái sẽ xuất hiện không lâu sau đó.
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Phần nắp hàng giả không chắc chắn như hàng thật


** Tips nhận biết

  • Hàng giả có phần nắp lỏng lẻo, có thể bị hư ở những lần mở đầu tiên
  • Hãng Byphasse chưa từng có bao nylon bao bên ngoài, các chai Byphasse có bao nylon đích thị là fake.
  • Byphasse giả sẽ thấp hơn hàng thật
  • Đáy chai fake có chữ EDP, còn đáy chai auth thường có một mã số nhỏ (từ 1 đến 4)
  • Thông thường hàng thật sẽ ít bọt hơn


4.    Mascara Maybelline


Maybelline cũng là một trong những thương hiệu mỹ phẩm Drugstore được đánh giá khá cao về chất lượng. Hàng fake của Maybelline theo mình tốt nhất là nên check mã code vì càng ngày càng giống hàng thật. Tuy nhiên cũng có một số điểm phân biệt nhanh, gọn nhưng độ chính xác không thể cam đoan 100%
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Chữ của hàng fake (trái) sắp xếp thưa và có nét mảnh


** Tips phân biệt

  • Các chữ cái trên thân mascara fake có khoảng cách thưa thớt và đường nét mảnh
  • Những cây chải trong mascara thật sẽ có một độ cong nhất định, còn đối với hàng giả những cây này trông thẳng và không chắc chắn, cảm giác dễ gãy.
  • Một số loại phấn của Maybelline khi bị làm giả sẽ không có độ bóng mịn khi thoa lên tay, kèm theo mùi thơm nồng khi so sánh với hàng auth.


5.    Sáp dưỡng ẩm Vaseline


Việc check mã code để xác định hàng auth là một biện pháp khả quan, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để làm việc ấy, hoặc mắc một vài sự cố như quên mang điện thoại chẳng hạn. Vì vậy, việc nắm các tips nhận biết hàng thật, giả bằng mắt thường sẽ rất có ích trong nhiều trường hợp, đặc biệt với những sản phẩm không quá đắt tiền như Vaseline. Với giá thành khá “bèo” nhưng Vaseline cũng là nạn nhân của hàng giả.
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Bao bì của Vaseline giả có màu tối


** Tips nhận biết

  • Dấu hiệu đặc trưng của hàng giả là màu trên bao bì tối
  • Chất bên trong hàng Auth sẽ mịn hơn


6.    Gel lô hội Nature Repulic


Trước đây khoảng 1 năm, mình có người bạn mua gel Aloe Vera về ủ tóc với giá tầm 99K cho một hũ to đùng, mình cũng hơi nghi ngờ. Nhưng khi về check lại thì không sao cả. Lúc đó làm mình thay đổi suy nghĩ: cứ không hẳn giá rẻ đều là hàng giả đâu nhé, phải dựa vào các dấu hiệu nhận biết khác.
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Hàng thật của Aloe Vera có nhiều bọt khí


** Tips nhận biết

  • Đối với hàng thật, khi nhìn từ ngoài vào, gel sẽ ánh lên, còn hàng giả trông sẽ đục hơn
  • Hũ gel thật thường có chiều ngang dài và chiều cao thấp hơn hàng giả
  • Gel thật sẽ có nhiều bọt khí ở bên trong (nhìn từ vỏ hộp vào có thể thấy những bọt khí này), hàng giả có ít bọt khí


7.    

Delight Magic Lip Tint

 

Tonymoly


Đây là hãng mỹ phẩm đầu tiên mà mình mua nhầm hàng fake. Mình nhận thấy nhiều dòng sản phẩm giả của Tonymoly có chất lượng tương đương với hàng thật nên cực kỳ khó phân biệt.
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Chữ hàng fake (trên) được dập lại không ngay ngắn


** Tips nhận biết

  • Chữ trên sản phẩm thật được in ngay ngắn, không “bay tứ tung” như hàng giả
  • Các loại lip balm Tonymoly giả bên trong có chứa cặn bẩn và bọt khí li ti


8.    Phấn nước IOPE


Phấn nước bình dân IOPE thỉnh thoảng cũng bị người bạn láng giềng Trung Quốc “làm lại” khiến nhiều bạn gái phải bàng hoàng. Một trong những cách phân biệt hữu ích nhất với cushion này là mặt trước có một vạch nhỏ trên nắp, tuy nhiên gần đây mình thấy nhiều bạn gái than thở cách này không còn hữu dụng nữa vì thủ đoạn càng ngày càng tinh vi hơn khi hàng fake cũng có vạch này
 

Khó Hiểu Những Sản Phẩm Làm Đẹp “Rẻ Bèo” Cũng Có Hàng Fake
Phấn giả (trái) có màu nhạt và không mịn bằng phấn thật


** Tips nhận biết

  • Để ý kĩ mặt sau phấn nước thật luôn in mã code rồi đến ngày sản xuất, hàng giả thì ngược lại
  • Điếm khác biệt lớn nhất chính là bông cushion của hàng giả mỏng và không được chắc chắn
  • Hàng giả có màu nhạt hơn và mùi nồng hơn


Trên đây chỉ là một số ít những sản phẩm dính phốt hàng fake trong rất nhiều những sản phẩm khác ngoài kia. Điều quan trọng nhất là sự cảnh giác của người tiêu dùng, đặc biệt đừng để bị “đồng tiền che mắt”, ham rẻ mà “rinh” những sản phẩm không chất lượng sử dụng trên cơ thể mình. Bạn có thể tìm mua những sản phẩm tại các shop uy tín, Hilamdep từng gợi ý cho bạn một số shop ở đây nè.


Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho các nàng có thêm kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm đáng tin cậy cho công cuộc làm đẹp của mình.


TRed, 
Nguồn ảnh: Internet

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết tương tự


Bình luận